Bệnh Bệnh gỉ sắt trên cây Lạc

Bệnh có thể phát sinh phát triển gây hại tất cả các vụ trong năm. Tuy nhiên, vụ thu và thu Đông bị hại nặng hơn. Bệnh hại tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Đặc biệt giai đoạn sau ra hoa tạo quả và hạt.

Nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây trồng là nguồn lây lan bệnh từ vụ trước đến vụ sau.

Bệnh có thể lan truyền đi rất xa nhờ gió, côn trùng, con người. Bệnh lan qua không khí và nước.

 Bệnh xuất hiện từ giai đoạn sau ra hoa, làm quả đến chín.

Điều kiện phát triển bệnh: Nhiệt độ thuận lợi cho bào tử nảy mầm: 20 - 25℃, ẩm độ cao, thời tiết ẩm ướt, nhiều mây, mưa nhiều, nhiều sương vào ban đêm và sáng sớm.

Thường xuất hiện trên

Lạc

Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu là ở lá. Bệnh xuất hiện ban đầu ở mặt dưới lá ở những lá già gần mặt đất và phát triển dần lên các bộ phận của cây.

Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ như đầu kim, rải rác trên lá. Vết bệnh có dạng tròn sau phát triển thành hình có góc cạnh. Đường kính vết bệnh khoảng (0,2 - 1,0 mm). Sau đó vết bệnh nổi lên mặt trên của lá gồ ghề có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ như màu gỉ sắt hoặc màu nâu đen.

Mặt dưới lá vết bệnh nhiều hơn, nổi cộm chứa các bào tử, biểu bì lá rách ra để lộ bào tử có màu nâu vàng. Khi bệnh nặng, xuất hiện nhiều nốt bệnh cả 2 mặt lá, màu vàng như gỉ sắt và lan trên thân, cuống lá. Các vết bệnh liên kết lại với nhau làm cháy từng mảng và lá bị cong quăn lại, vàng sớm khô, rụng. Do đó, năng suất và phẩm chất lạc bị giảm nghiêm trọng.