Bệnh Bệnh mốc vàng trên cây Lạc

Bệnh mốc vàng ở lạc do nấm Aspergillus flavus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở thời kỳ tạo quả, hạt. Nấm bệnh gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra độc tố Aflatoxin có khả năng gây ung thư cho người và động vật.

Nấm xâm nhập vào hạt từ khi cây lạc còn trên đồng ruộng.  Số mẫu hạt lạc ngay sau khi thu hoạch đã có 66 % mẫu bị nhiễm bệnh với tỷ lệ hạt bị bệnh từ 1-30% và đa số là từ 1 - 5%. Lạc càng bảo quản lâu (từ 2 tháng đến 1 năm), tỷ lệ mẫu bị nhiễm bệnh là cao (1 - 82%) với tỷ lệ hạt nhiễm 1 - 6%.

Mặc dù nhiễm bệnh mốc vàng từ đầu là ngay trên đồng ruộng nhưng sự lây lan phát triển mạnh trong quá trình bảo quản lạcVụ Đông, tỷ lệ nhiễm bệnh mốc vàng thấp hơn vụ Thu và vụ Xuân.

Đất đồi, gò, hạn cây bị nhiễm bệnh nặng hơn đất bãi ven sông, luân canh.

Lạc thu hoạch muộn cũng bị nhiễm bệnh mốc vàng nặng hơn so với lạc thu sớm.

Nấm bệnh xuất hiện ở các vùng trồng lạc của nước ta. Nấm tồn tại trong đất, nước, không khí, các cây bệnh ở ngoài ruộng nhưng chủ yếu vẫn là ở hạt.

Lưu ý: Tránh vun quá cao, tưới nước muộn, đất quá ẩm tạo điều kiện bệnh phát triển.

Thường xuất hiện trên

Lạc

Triệu chứng

Hạt bị nhiễm nấm mốc vàng dễ nhận biết. Trên vỏ hạt lạc xuất hiện lớp mốc vàng xanh hoặc vàng sẫm hoặc nâu.

Những hạt bị nhiễm bệnh sẽ không mọc mầm hoặc sức nảy mầm và mọc cây phát triển yếu và bị chết.