Bệnh Mối trên cây Hoa đào

Mối sống ở đất có ẩm độ khoảng 50 - 60%, thích gây hại trong bóng tối bằng cách ăn gỗ (cellulose). Đây là loại thức ăn ưa thích, tha các mạt gỗ nhỏ làm tổ bảo vệ cả quần thể và để chống lại kẻ thù, sinh sản để bảo tồn loài và gia tăng nhanh dân số.

Mối gây hại cây trồng một phần để lấy thức ăn, phần khác lấy nước để giữ ẩm tổ, do đó mối thường gây hại nhiều trong mùa khô.

Vào đầu tháng 5, tháng 6, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò. Mối đực tìm mối cái giao phối gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, 1 tháng sau ấu trùng ra đời. Sau 2 tháng, qua nhiều lần lột xác ấu trùng lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Thường xuất hiện trên

Cà tím, Đậu gà, Lúa mì, Ngô, Lạc, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Hồ tiêu, Chè, Mắc ca, Hoa đào, Cao su

Triệu chứng

Ngoài vườn, mối đào các đường hầm ngoằn ngoèo dưới đất gần gốc, cắn phá rễ, đùn đất tạo nên các gò mối rất cứng.

Trên thân, cành mối đục vào thân, đào hầm với các triệu chứng tương tự, nếu phát hiện chậm và phòng trừ không đúng cách, cành có thể gãy và cây chết dần.

Mối hay xuất hiện và gây hại ở các vùng đất đồi trồng đào, đất mới khai khẩn, nơi có nhiều xác bã hữu cơ như thân, cành, lá, rễ cây mục nát.

Nhận biết sâu hại

Lớp gỗ bao bọc ngoài thân cây bị mối hại đột nhiên bị nứt vỡ, thân cây và cành cây dễ dàng bị gãy đổ, lớp đất trên bề mặt cây trồng bị rã và tơi ra, cây bị héo úa, rụng lá hàng loạt mặc dù luôn được bón phân, tưới nước đều đặn.

Quần thể mối gồm mối chúa/mối vua, mối thợ và mối lính. Trong quần thể nầy, chỉ có mối chúa là có khả năng sinh sản.

Mối thợ có màu trắng, trong suốt, không cánh. Mối lính giống như mối thợ nhưng đầu to hơn và phía trước đầu có một lỗ nhỏ tiết ra chất dính khi bị khuấy động, còn mối chúa giống như mối thợ nhưng lớn hơn và mắt cũng to hơn.