Bệnh Đuông dừa trên cây Dừa

Tồn động xác bả thực vật/hữu cơ trong vườn (các đống phân chuồng, các ụ cỏ hoặc xác bả cây trồng được chất thành đống) là nơi sinh sản của kiến vương. Kiến vương là cửa ngỏ để đuông dừa tấn công.

Các vết thương/lỗ đục của kiến vương trên thân dừa: Đuông sẽ đẻ trứng trên cây dừa có vết thương, tấn công vào đỉnh sinh truởng và làm chết cây.

Thường xuất hiện trên

Dừa

Triệu chứng

Ấu trùng đuông sau khi nở sẽ đục khoét trong thân dừa để ăn theo nhiều hướng khác nhau, dần dần sẽ ăn toàn bộ bên trong thân cây, lá đọt bắt đầu héo rũ xuống, những lá già mất nước cũng dần dần rụng theo.

Quan sát kỹ bên ngoài thân cây sẽ thấy có những lỗ nhỏ, bên ngoài miệng lỗ có chất nhựa màu nâu tiết ra ngoài, mùi hôi do mô gỗ bị phân hủy, bên trong có tiếng ấu trùng ăn mô gỗ nghe rì rào.

Trường hợp nhẹ: để lại một lỗ rỗng trên thân cây, gây giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất dừa sau này.

Trường hợp nặng: cây chết do đỉnh sinh trưởng đã bị thối.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: màu nâu hơi đỏ hoặc màu đen, có một cái sừng dài với mũi sừng hơi cong xuống.

Trưởng thành sống được 3 - 4 tháng, bay rất khỏe, con cái hơi to hơn con đực.

Vòng đời của đuông khoảng 195 ngày từ trứng đến khi trưởng thành, sau đó chết. Giai đoạn trưởng thành của đuông cũng gây hại cho dừa nhưng ở mức độ thấp hơn ấu trùng. Vòng đời của đuông dừa trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Trong đó, chỉ có ấu trùng là đối tượng gây hại chính của dừa.

Trứng: đuông cái đẻ trứng vào các vết thương trên thân dừa, thường là các vết đục do Kiến vương để lại. Trứng Đuông có màu kem, hơi dài, nở sau 3 - 5 ngày. 

Ấu trùng: có màu trắng đục, có đầu màu nâu, dài, không chân. Ấu trùng đuông sống trong thân dừa và ăn củ hủ dừa để phát triển khoảng 50 ngày, trước khi chuyển sang nhộng. Đây là giai đoạn phá hại dừa chính của đuông.

Nhộng: nằm trong 1 cái kén làm bằng mô gỗ dừa (phần mềm gần vỏ cây), sau 19 ngày sẽ vũ hóa thành trưởng thành bay ra ngoài.