Bệnh Kiến vương trên cây Dừa

Xác bả thực vật không được xử lý tốt hay những đống phân chuồng không được xử lý thuốc là nơi để kiến vương vào đẻ trứng.

Thường xuất hiện trên

Dừa

Triệu chứng

Đối với cây dừa dưới 1 năm tuổi: Kiến vương luôn tấn công vào gốc, trong một vài trường hợp nó chui qua đất để khoét vào thân cây từ dưới lên. 

Đối với cây dừa trưởng thành: Kiến vương tấn công ngọn, nơi còn đủ mềm, ăn các lá non và đỉnh sinh trưởng đang phát triển ở bên trong. Vì vậy khi lá mọc ra có vết cắt hình tam giác. Nếu liên tục bị tấn công cây sẽ mất sức phát triển do bộ lá bị hư hại, cây có thể chết.

Nguy hiểm nhất là kiến vương để lại một lỗ đục ở bên ngoài tạo điều kiện cho nấm bệnh và đuông tấn công vào đẻ trứng.

Nhận biết sâu hại

Là loại côn trùng phổ biến và gây thiệt hại nhiều nhất cho cây dừa.

Có nhiều loài kiến vương nhưng gây hại chính và phổ biến là kiến vương một sừng. Trưởng thành kiến vương tấn công vào bên trong ngọn dừa mọi lứa tuổi.

Kiến vương phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

  • Trưởng thành: có màu đen hơi nâu, con đực có một cái sừng tương đối dài ở trên đầu cong về phía sau, con cái cũng có sừng nhưng rất ngắn, trưởng thành có thể sống được bốn tháng, một con cái có thể đẻ từ 70 - 140 trứng. Chúng thường hoạt động vào sáng sớm, chiều mát và ban đêm.           
  • Trứng: kiến vương đẻ trứng trong những nơi có xác bả thực vật phân hủy như  rơm rạ, đống rác, gốc và thân dừa bị mục, các đống phân chuồng…. Trứng kiến vương có hình tròn, màu trắng, đường kính từ 3 - 4 mm. Sau 18 ngày thì trứng phát triển thành ấu trùng.
  • Ấu trùng: có màu trắng đục, thường gập cong thân lại với đầu màu nâu và mang 3 đôi chân. Ấu trùng phát triển đầy đủ có kích thước từ 60 - 105 mm. Giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 80 - 130 ngày tại nơi trứng được đẻ ra.
  • Nhộng: có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi một cái kén làm từ đất và rác. Giai đoạn này kéo dài từ 14 - 29 ngày