Bệnh Sâu đục thân mình trắng trên cây Cà phê

Sâu đục thân phát triển quanh năm, nhưng có 2 đợt chính vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá.

Sâu hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều.

Thường xuất hiện trên

Cà phê

Triệu chứng

Cây bị hại, lá non bị hại biến dạng, mép lá hơi xoăn, phiến lá không phẳng phiu, chuyển từ màu xanh bóng sang xanh đậm.

Trên thân, có các vết lằn vòng quanh dưới vỏ cây.

Trên cây phát hiện các lỗ nhỏ tròn, toàn bộ cành lá phía trên đều bị vàng, cằn cỗi, trong khi các cành phía dưới vẫn xanh tốt.

Thường sâu đục thân mình trắng đục gây hại ở thân chính và phần gần gốc đến giữa thân chính.

Khi chẻ thân cây bị đục, trong thân có thể có một hoặc nhiều sâu non. Sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành dài 17 - 18 mm, ngang 5 - 7 mm. Râu đầu thẳng và có nhiều đốt. Cánh cứng màu đen, có các khoang đen hình chữ nhân xen kẽ các vạch vàng xám. Lưng ngực màu vàng xám.

Trứng màu ngà, sâu non trắng ngà luôn nằm thẳng, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt, răng cứng khỏe.

Nhộng trần màu vàng.

Trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của vỏ thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ.

Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Khi sắp chuyển thành nhộng, sâu đục ra phía gần vỏ, cho tới khi vỏ sắp thủng thì dừng lại. Sâu hóa nhộng ở gần vỏ.

Vòng đời của sâu đục thân biến động từ 135 - 215 ngày