Bệnh Mọt đục cành trên cây Cà phê

Mọt xuất hiện trong các tháng mùa khô, bắt đầu phá hại từ tháng 9, 10, đạt đỉnh cao vào tháng 12, 1 và giảm dần cho đến mùa mưa năm sau.

Thường xuất hiện trên

Cà phê

Triệu chứng

Mọt phá hại trên các cành tơ, nhất là trên vườn cà phê kiến thiết cơ bản.

Mọt đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng làm cành hay chồi khô héo và chết. Trên cành tơ mọt thường đục vào những đốt bên trong nên khi bị mọt đa số các cành đều bị chết.

Đối với những cành có đường kính lớn (trên 9 mm) khi bị mọt, cành không bị khô chết nhưng về sau sẽ bị gãy do mang quả.

Mọt đẻ trứng trong hang, sâu non khi nở ra chỉ ăn một loại nấm có tên là Ambrosia. Nấm này phát triển từ bào tử do con cái mang vào trong quá trình làm tổ và đẻ trứng.

Các vảy bao hình tam giác ở các đốt của cành đen lại, kèm theo sự rụng vài cặp lá ở gần lỗ đục về phía đầu cành.

Cành có hiện tượng héo, trên cành chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu. Cành héo khô và chết.

Ở giai đoạn ba chỉ có 20% cành còn có mọt bên trong lỗ. Do đó phải cắt sớm ở giai đoạn 1 và 2 để có hiệu quả cao.

Vòng đời của mọt là 31 - 48 ngày, trong đó: trưởng thành đẻ trứng: 7 - 10 ngày, trứng sâu non: 2 - 3 ngày, nhộng trưởng thành: 7 - 14 ngày.

Nhận biết sâu hại

Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng, nhỏ, đầu gục về phía trước. Con cái màu nâu sẫm, có cánh màng, dài 1,6 - 2,0 mm.

Con đực có màu nâu, nhỏ hơn con cái và chỉ dài 1mm, không có cánh màng nên không thể bay được. Trên mình có nhiều lông mềm màu hung trông rất rõ qua kính lúp.