Bệnh Sâu hồng trên cây Cà phê

Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 - 28°C, dưới 18°C sâu phát triển chậm.

Sâu đục thân thường gây hại ở những cây cà phê dù, khuyết tán, ở vườn dãi nắng, không có cây che bóng. Sâu phá hại nặng tháng 4 - 6 và 10 - 12 trong năm.

Sâu xuất hiện gần như quanh năm nhưng nặng nhất là mùa hè.

Thường xuất hiện trên

Cà phê

Triệu chứng

Sâu non đục một vòng quanh thân sau đó đục một đường thẳng lên trên, trước khi hóa nhộng sâu non tạo một cái hốc gần vỏ để sau khi vũ hóa bướm có thể cắn và bay ra ngoài.

Khi gây hại, sâu non đùn phân màu trắng ra ngoài qua lỗ đục trên thân, cành.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm xanh biếc, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng.

Sâu non đẫy sức có màu hồng đỏ, trên thân có nhiều lông đen, cứng, thưa. Bướm cái đẻ trứng vào các kẽ nứt của thân, cành cà phê.

Sâu hồng có vòng đời tương đối dài từ 1 đến 2 năm tùy điều kiện khí hậu từng vùng. Nơi nào nắng nóng và có ánh sáng đồi dào thì vòng đời của sâu ngắn lại. Trong điều kiện khí hậu Tây nguyên vòng đời của sâu khoảng 1 năm.

Sâu đục thân mình hồng chủ yếu gây hại trên cà phê vối.

Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào thân cây phần phía gần ngọn cây và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang.

Sâu thường phá hại thân, có khi hại cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cành này sang cành khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây.

Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó, đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ ở vỏ cây.