Bệnh Mối trên cây Cà phê

Hàng năm, những con mối thường bay ra thành đàn vào tháng 3 đến tháng 6.

Mối thường ít gây hại ở nhưng vùng đồi cao. Trên đồi cà phê, mối phá hại nhiều ở chân đồi, càng lên cao càng giảm tác hại.

Thời tiết mưa nhiều hoặc quá khô hạn thì mối cũng ít gây hại. Mối thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt và có vài đợt mưa.

Thường xuất hiện trên

Cà tím, Đậu gà, Lúa mì, Ngô, Lạc, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Hồ tiêu, Chè, Mắc ca, Hoa đào, Cao su

Triệu chứng

Mối thường gây hại chính ở phần rễ hoặc những cành gần gốc cây. Mối thường chui vào trong thân cây từ những vết nứt khiến phần gỗ ở bên trong cây bị nguy hại, gốc cây hay cành thường dễ gãy đổ khi bị mối tấn công.

Mối thường có hai cách tấn công chính là tấn công lớp vỏ cây và tấn công phần thân cây dưới mặt đất.

Đối với kiểu tấn công lớp vỏ cây chúng ta có thể quan sát thấy bằng mắt thường sẽ thấy lớp đất bám bên ngoài thân cây và lớp vỏ rất dễ dàng tách ra.

Đối với kiểu tấn công phần thân cây dưới mặt đất chúng ta khó phát hiện hơn và kiểu tấn công này thường khiến cây cà phê héo úa và rụng lá thì mới phát hiện ra.

Đối với những cây cà phê bị mối gây hại nặng thì lá chuyển sang màu vàng úa và rụng lá do các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển từ dưới đất lên cho cây.

Khi phát hiện ra mối gây hại, đào gốc cây bị mối đục lên bạn sẽ thấy phần gỗ cây bị mối gặm gần như trơ trụi chỉ còn lại một đoạn rễ trụ duy nhất để giữ cây đứng vững.

Nhận biết sâu hại

Mối chúa có kích thước lớn nhất, thường có màu nâu. Mỗi một loại mối đều đóng một vai trò khác nhau nên cấu tạo hình thái bên ngoài hơi thay đổi.

Mối lính thường có hàm dưới phát triển, đầu có chứa hạch độc có khả năng tiết ra chất dịch có tính axit cao sử dụng để đục gỗ.

Mối thường sống thành quần thể và tổ mối có thể nằm ăn sâu dưới mặt đất tới 2 - 3 m, tổ mối có thể phá hoại cả gốc cây cà phê.