Bệnh Nhện đỏ trên cây Mận

Vào mùa xuân, thời tiết trở nên ấm áp, nhện bắt đầu sinh sản, nhện non xâm nhiễm và gây hại cho mận.

Thời tiết nóng và khô, không khí có nhiều bụi, số lượng của quần thể nhện sẽ tăng lên và thiệt hại của mận cũng tăng theo. Vùng trồng mận khô hạn cũng dễ phát sinh nhện gây hại.

Tại tỉnh Sơn La nhện đỏ xuất hiện khá sớm, ngay sau khi cây ra lá vào cuối tháng 2, tới tháng 4 khi cây có bộ lá thành thục mật độ nhện tăng rất nhanh,  mật độ nhện đạt đỉnh cao vào tháng 7 (trung bình 86 con/lá). Nhện chích hút dinh dưỡng, lá cây trở nên già cỗi, lá bị rụng.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Sắn, Mía, Mía, Dưa hấu, Lựu, Rau muống, Hoa đào, Sen ao, hồ, Sen chậu, Lay ơn, Hoa hướng dương, Mận, Đồng tiền, Hoa cúc

Triệu chứng

Nhện là đối tượng gây hại trực tiếp cho mận, nhện lấy thức ăn, dinh dưỡng từ các tế bào ở mặt dưới lá,  phá hủy diệp lục và làm cho lá bị nhiễm bẩn.

Ban đầu, lá cây trở nên tái nhợt và có thể có màu bạc, sau đó lá chuyển thành màu vàng và khi bị nhện hại nặng lá sẽ bị rụng. Nếu lá bị rụng sớm trong giai đoạn quả đang phát triển, quả sẽ không thể lớn được, quả và cành sẽ bị cháy nắng. Ở những vườn lá bị rụng sớm, số lượng và kích thước quả trong mùa tiếp theo cũng sẽ bị giảm.

Nhện thường xâm nhiễm, tấn công từ các bộ phận phía dưới của cây, nhện có thể tấn công mận vào bất cứ giai đoạn nào. Nhện cái qua đông khi cây ngủ nghỉ.

Nhận biết sâu hại

Nhện là một loài động vật chân đốt thuộc lớp Arachnida. Các loài nhện gây hại mận có kích thước từ 0,2mm đến 0,5mm.  Do kích thước nhỏ bé, rất khó quan sát chúng bằng mắt thường.