Bệnh Sâu khoang trên cây Hoa giấy

Sau khi nhộng qua đông trong đất hoặc tàn dư cây trồng, sang mùa xuân thời tiết ấm áp, nhộng hóa trưởng thành là ngài, giao phối và sau 5 - 7 ngày thì đẻ trứng trên lá cây.

Do vậy, tháng 3 - 4 là thời kỳ sâu non nở rộ cần theo dõi và phun thuốc phòng trừ kịp thời ở giai đoạn này sẽ hiệu quả cao vì sâu lớn có tính kháng thuốc cao, rất khó trừ.

Sâu gây hại mạnh vào ban đêm, còn ban ngày khi nắng nóng, sâu thường chui xuống mặt dưới lá hoặc dưới gốc cây.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Sắn, Cà phê, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Ớt, Xà lách, Hoa hồng, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Mồng tơi, Cải xanh, Bắp cải, Cà rốt, Dưa lưới, Dưa hấu, Rau muống, Su hào, Bí ngô, Măng tây, Lay ơn, Hoa giấy, Khoai lang, Súp lơ, Lạc

Triệu chứng

Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên.

Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non. Khi cây có nụ, sâu đục vào nụ, ăn hại cánh hoa và làm hỏng nụ, hỏng hoa. Sâu thường phát sinh vào tháng 3 - 5.

Sâu hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhưng hại nặng nhất vào giai đoạn cây con và giai đoạn hoa.

Nhận biết sâu hại

Trứng được đẻ thành ổ ở bề mặt lá và được phủ một lớp lông bảo vệ. Một ổ có từ 50 - 200 trứng.

Sâu khoang non mới nở màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng.

Nhộng dài màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Sâu hóa nhộng trong đất.

Trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vằn đen trắng, cánh sau màu hơi trắng.