Bệnh Rệp đào xanh trên cây Hoa giấy

Rệp đào xanh xâm nhiễm, gây hại và đẻ trứng trên cây hoa giấy.

Trứng sẽ nở ngay trước khi chồi non xuất hiện, rệp non tấn công hoa và tấn công chồi, lá non mới mọc.

Rệp đào xanh sinh sản mạnh nhất vào mùa hè. Khi mùa hè, rệp sinh sản vô tính trên cỏ dại và các thực vật thân thảo như cỏ dại, họ Cải bắp…

Tốc độ tăng trưởng đạt được cao nhất ở nhiệt độ khoảng 23°C. Vào mùa đông, rệp đào xanh giao phối và đẻ trứng vào kẽ hở của vỏ cây hoa giấy.

Chất thải của rệp còn là thức ăn cho kiến. Kiến lại di chuyển xung quanh vườn làm lan truyền rệp sang cây khác.

Thường xuất hiện trên

Chanh dây, Hoa giấy

Triệu chứng

Rệp thường sống tập trung gây hại ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá.

Vào đầu xuân, trứng rệp nở, ấu trùng gây hại bằng cách ăn chồi, hoa, tán lá non cũng như thân cây.

Rệp phá hoại trên hoa và chồi mới làm cho hoa và lá cuộn chặt và chồi ngừng phát triển, ảnh hưởng đến mỹ quan và cây ra ít hoa.

Chất bài tiết của rệp (còn hàm lượng đường cao) lại là thức ăn và là môi trường sống của nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen).

Rệp gây hại giai đoạn cây non, cây trưởng thành và giai đoạn hoa.

Nhận biết sâu hại

Rệp có hình bầu dục dài 1,3 - 2,1 mm; rộng từ 0,5 - 0,8 mm; màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm hoặc xanh đen tùy theo mùa (mùa đông và trên cây già màu thẫm, mùa hè và trên cây non màu xanh nhạt), cuối bụng có phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên, ẩn phía cuối bụng có 2 tuyến tiết sáp.

Rệp trưởng thành có 2 dạng có cánh và không cánh. Cánh mỏng và trong suốt.

Rệp non hình thái giống rệp trưởng thành không có cánh, nhỏ hơn.

Trứng (hình bầu dục, đen bóng).

Rệp hoàn thành 1 vòng đời với thời gian từ 10 - 12 ngày.