Bệnh Nhện đỏ trên cây Hoa giấy

Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ. Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác, cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ, kiến, gió và các dụng cụ, người làm vườn.

Nhện đỏ cũng có thể gây hại bằng cách truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác.

Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tháng 6 đến tháng 9. Cây được bón nhiều phân Đạm.

Mưa to không chỉ làm tăng độ ẩm, làm giảm tốc độ sinh sản, mà còn làm rửa trôi nhện đỏ.

Nhện gây hại giai đoạn cây trưởng thành, cây 2 năm tuổi trở lên.

Thường xuất hiện trên

Cam, Thanh long, Sắn, Sầu riêng, Ớt, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Rau mùi ta, Hoa hồng, Chôm chôm, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Đỗ quyên, Cà chua, Hoa mai, Lan đai châu, Hoa giấy

Triệu chứng

Nhện đỏ thường tập trung ở cả mặt trên và dưới lá, chích hút mô dịch của lá cây, làm giảm khả năng quang hợp, tăng thoát hơi nước và giảm sự phát triển của cây.

Khi bị nhện hại nhẹ, lá có đốm trắng như hạt bụi li ti, sau chuyển sang vàng, phồng rộp, cằn lại, khô cứng.

Khi bị hại nặng, lá có màu trắng bạc, khô, biến dạng, cây còi cọc, sinh trưởng kém.

Khi mật độ cao, cả thân cũng bị nhện đỏ tấn công gây hại.

Nhện đỏ gây hại có thể khiến hoa bị thui, rụng.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: Hình bầu dục, thân rất nhỏ, chỉ khoảng 0,4 mm; thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. 

Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. 

Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hoặc hơi ngả sang màu xanh lá cây. 

Trứng: Rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển). 

Ấu trùng: Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. 

Vòng đời nhện đỏ ngắn, chỉ từ 2 - 4 tuần.