Bệnh Sâu xanh trên cây Hoa giấy

Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới bụi cỏ, lá cây.

Nhiệt độ thích hợp cho sâu phát triển gây hại là 25 - 28℃ và độ ẩm là 70 - 75%. Đất khô quá (độ ẩm dưới 30%) rất dễ làm chết nhộng.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Mía, Mía, Cây thuốc lá, Dạ yến thảo, Hoa hồng, Hoa trà, Hoa cúc, Hoa hướng dương, Hoa giấy, Đậu bắp

Triệu chứng

Sâu xanh thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. 

Sâu tuổi 1 ăn phần thịt lá chừa lại biểu bì. Từ tuổi 2 trở đi, sâu đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, di chuyển từ nụ này sang nụ khác.

Khi đẫy sức sâu chui xuống đất làm kén hoá nhộng.

Sâu gây hại cả giai đoạn cây non, cây trưởng thành và giai đoạn hoa.

Nhận biết sâu hại

Trứng: Có màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngà vàng, rất nhỏ (khoảng 0.5 mm), tròn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, được đẻ riêng lẻ trên cả 2 mặt lá, nhất là trên đọt và quả non. Thời gian trứng 4 - 5 ngày.

Sâu xanh non: Có màu xanh nhạt hay màu xanh lá cây đậm, với 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Ấu trùng có 5 tuổi với 4 lần lột xác và phát triển trong thời gian 10 - 20 ngày, điều kiện thuận lợi sâu có thể dài 20 - 25 mm.

Nhộng: Có màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen, kích thước trung bình 12,6 - 20,3 mm.

Trưởng thành: Là loài ngài nhỏ, kích thước chiều dài khoảng 10 - 12 mm, sải cánh rộng từ 20 - 25 mm.

Ngài có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo hai cạnh trước và cánh ngoài của cánh trước, mép ngoài của cánh sau. Cuối đốt bụng có chùm lông màu vàng nâu của cơ quan sinh sản.