Bệnh Sâu xanh da láng trên cây Đậu tương

Sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa.

Sâu phá hoại vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

Vùng đậu tương bị hại chủ yếu là phía Nam Việt Nam: Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, không hoặc ít thấy ở phía Bắc.

Sâu hại mạnh ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, quả non và làm hạt.

Thường xuất hiện trên

Cải bắp, Đậu gà, Đậu tương, Hành tây, Tỏi tây, Hành củ ta, Hành lá, Tỏi ta, Nho, Cà chua, Ớt, Dưa chuột, Dưa lưới, Dưa hấu, Bí ngô, Măng tây, Đậu bắp, Lạc

Triệu chứng

Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng.

Sâu ăn các phần non của cây như lá non, lá bánh tẻ, chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, quả non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lỗ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác.

Khi sâu phá hại mạnh chỉ để lại cành, thân cây gây thiệt hại lớn đến năng suất.

Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát.

Nhận biết sâu hại

Sâu trưởng thành là bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân.

Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm.

Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất.

Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày.