Bệnh Bệnh lở cổ rễ/chết cây con trên cây Đậu tương

Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm kéo dài, nhiệt độ không khí khoảng 20 - 25℃, đất thịt nặng, bị úng nước, đất chặt, bí dễ đóng váng sau khi mưa, sau khi tưới; đất trũng, đọng nước, đất chuyên canh cây đậu tương hoặc các lọai đậu đỗ khác ở phía Bắc và phía Nam.

Nấm bệnh là loài hoại sinh sống trong đất, xâm nhập vào cây qua các vết thương.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Ớt, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu gà, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Lily, Sầu riêng, Ớt, Hành lá, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Cát tường, Quýt, Bưởi, Dưa lưới, Rau muống, Bí ngô, Đậu bắp, Cao su

Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ cây con.

Sau khi cây mọc được khoảng 1 - 2 tuần lễ, ở gốc cây tiếp giáp với mặt đất có vết thâm, nâu đen, khô tóp lại, sau đó tại chỗ này bị gãy, làm cây bị đổ ngang, cây bị héo rồi chết.