Bệnh Ruồi đục lá trên cây Đậu tương

Sâu hại ngay khi cây có lá mầm, lá non.

Mật độ giòi cao, phần lớn lá bị hại, cây sinh trưởng chậm.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Khổ qua (Mướp đắng), Xà lách, Cải xanh, Lan Hồ Điệp

Triệu chứng

Ấu trùng (giòi) đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, sau to dần.

Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, giòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.

Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, giảm diện tích quang hợp, cây sinh trưởng kém, quả nhỏ, giảm phẩm chất của quả, nếu trầm trọng làm năng suất giảm.

Nhận biết sâu hại

Ruồi nhỏ, chiều dài cánh khoảng 2,4 - 2,6 mm; màu đen, hình tam giác.

Ấu trùng: Chiều dài khoảng 4 mm, màu vàng trắng. Bướm đẻ trứng trên lá non sau đó nở thành sâu (giòi).

Sâu non: Chiều dài khoảng 2,8 mm; màu nâu đỏ, hình bầu dục.

Sâu non dạng giòi, màu trắng sữa. Sâu hoá nhộng ở cuối đường đục trên lá hoặc ở dưới đất, nhộng màu nâu vàng nhạt.

Vòng đời trung bình 15 - 20 ngày, trong đó thời gian giòi 8 - 10 ngày.