Bệnh Thiếu lân trên cây Đậu bắp

Hàm lượng lân trong đất bị hạn chế; khả năng hấp thụ và sử dụng lân của cây kém.

Lân trong đất tồn tại rất nhiều ở dạng vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên, do đặc tính di động kém và khả năng cố định nhanh chóng nên khả năng hấp thu của cây bị giảm.

Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng hấp thu lân của cây như:

Độ pH của đất không phù hợp (độ chua dưới 6 hoặc độ kiềm lớn hơn 7,5), ngăn cản sự hấp thu lân.

Đất có nhiều hạt sét có xu hướng giữ lại hoặc cố định lân trong keo đất, giảm lượng lân dễ tiêu cho cây.

Nhiệt độ đất thấp, ngăn cản sự hấp thu lân.

Độ ẩm đất quá cao hoặc đất bị nén chặt, làm giảm lượng oxy cung cấp cho đất và giảm khả năng hấp thụ lân của rễ cây.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Hồ tiêu, Quýt, Bưởi, Mắc ca, Cà rốt, Dưa lưới, Bí ngô, Vải, Dừa, Mận

Triệu chứng

Cây đậu bắp thiếu lân thường bị ức chế sinh trưởng nhưng có thể không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Khi bị thiếu nặng, cây sẽ ngừng sinh trưởng, lá non nhỏ và chuyển thành màu xanh đen.

Lá già còi cọc và chuyển màu vàng nhạt nhưng lá phía trên vẫn có màu xanh đậm.

Trên lá mầm hoặc lá già có thể xuất hiện các đốm sũng nước, kích thước lớn nằm giữa gân lá, sau đó các đốm này có thể lan lên lá non.

Đối với cây bị thiếu lân nặng, các đốm này chuyển thành màu nâu và chuyển khô, toàn bộ lá bị co rút lại và có thể chết sau đó.

Thiếu lân làm cho bộ rễ kém phát triển, tốc độ sinh trưởng của cây giảm, cây cho nhánh ít, lá mỏng, năng suất giảm.