Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Hồ tiêu

Rệp sáp thường sinh sản vô tính, trung bình 40 - 50 ngày phát triển một lứa, trong năm có thể sinh sản 6 - 7 lứa.

Cây hồ tiêu bị rệp sáp giả ký sinh thường xuất hiện rất nhiều kiến, do chất thải của rệp có hàm lượng đường cao là thức ăn cho nhiều loài kiến, đồng thời chất thải này còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.

Nếu có mật độ rệp sáp giả gây hại ít, cả rệp sáp giả và kiến cùng phát triển, chất thải của rệp sáp được kiến dọn hết, nấm bồ hóng không có môi trường để phát triển.

Rệp sáp lây lan chủ yếu nhờ vào các loài kiến, cây tiêu bị rệp sáp gây hại thường có nhiều kiến. Rệp sáp tiết ra chất thải có hàm lượng đường cao là thức ăn cho nhiều loài kiến, đồng thời chất thải này cũng tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển.

Kiến ăn dịch của rệp sáp và mang rệp đi khắp nơi. Ngoài ra rệp sáp còn lây lan qua các con đường khác như: mưa, nước tưới, dụng cụ lao động.

Rệp sáp xuất hiện quanh năm, nhưng gây hại chủ yếu và hại mạnh vào mùa khô, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Rệp sáp hại rễ thường xuất hiện vào cuối mùa mưa và gây hại nặng trong mùa khô. Sự lây lan và phát tán của rệp sáp chủ yếu nhờ vào các loài kiến, nước mưa, nước tưới, dụng cụ lao động…

Rệp sáp hại rễ thường chích hút thân ngầm và rễ của cây hồ tiêu, tạo vết thương để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Khi có sự hiện diện của nấm cây sẽ chết nhanh hơn.

Vào mùa mưa rệp sáp phát triển mạnh, tập trung chủ yếu ở phần rễ chính, khi mật độ quần thể tăng cao chúng lây lan sang các vùng rễ bên, rễ tơ, gặp điều kiện thuận lợi kết hợp với một loài nấm Bornetina Corium tạo thành lớp măng sông bao bọc ngoài.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp xuất hiện quanh năm, gây hại mạnh vào lúc cây hồ tiêu ra lá non, chồi non, gié bông, gié quả. Rệp sáp gây hại trên tất cả các bộ phận khí sinh của cây hồ tiêu.

Khi cây hồ tiêu bị rệp sáp gây hại nặng, cây phát triển kém, lá bị vàng, rụng, gié bông, gié quả, quả non rụng hoặc lép.

Trên các bộ phận bị gây hại nặng còn xuất hiện lớp muội đen khiến cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, nhất là đậu quả và chất lượng hạt.

Thường rất khó phát hiện triệu chứng trên thân lá khi cây bị rệp hại ở mức độ nhẹ. Cây bị hại nặng thì vàng lá, cằn cỗi, sau đó cây rụng hết lá và chết. Triệu chứng này tương tự như triệu chứng của bệnh chết chậm, vì thế cần kiểm tra rễ của các cây bị vàng lá để xác định nguyên nhân.

Thường có kiến xuất hiện khi rệp gây hại.

Nhận biết sâu hại

Rệp sáp là loài sâu hại đa thực, tấn công nhiều loại cây trồng. Hiện nay đã phát hiện một số loài rệp sáp giả hại cây hồ tiêu như sau: Rệp sáp 1 cặp đuôi ngắn; rệp sáp 1 cặp đuôi dài, rệp sáp 2 cặp đuôi dài, rệp sáp 4 cặp đuôi dài.

Rệp sáp là loài côn trùng chích hút, cơ thể có hình oval hơi tròn, chiều dài 2,5 - 3,5 mm; chiều rộng 1,8 - 2,0 mm; xung quanh cơ thể có 18 cặp tua ngắn, cặp thứ 17 dài hơn các cặp khác.

Trên cơ thể của rệp sáp có nhiều bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cơ thể, rệp sáp có màu hồng nhạt, nâu nhạt hay vàng nâu.

Rệp non hình bầu dục, mới nở có màu vàng hồng, di chuyển rất nhanh. Sau khi nở vài ngày, trên mình rệp xuất hiện một lớp sáp màu trắng.

Khi rệp càng lớn thì khả năng di chuyển càng giảm dần, đặc biệt là rệp trưởng thành hầu như không di chuyển.