Bệnh Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Hồ tiêu

Tuyến trùng Meloidogyne incognita là nguyên nhân gây hại cho cây.

Tuyến trùng thường xuất hiện và gây hại trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

Vòng đời của tuyến trùng phụ thuộc vào nhiệt độ các tháng trong năm và phụ thuộc vào cây kí chủ. Nhiệt độ thích hợp cho tuyến trùng sinh trưởng và phát triển là 25 - 28°C.

Trong điều kiện khô hạn hoặc ngập nước lâu dài tuyến trùng kém phát triển, số lượng giảm thấp rõ rệt.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Cây cằn cỗi, lá vàng vọt, héo, trót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy trong rễ có u sần, rễ cong queo, hệ rễ phát triển kém…. nếu bị nặng cây sẽ bị héo và chết.

Có nhiều u bướu trên rễ, vết thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành.

Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây, gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước.

Khi tuyến trùng tấn công gây vết thương ở rễ để chích hút tạo điều kiện cho các loại nấm như Phytophtora spp., Fusarium sp. xâm nhập qua vết thương hủy hoại bộ rễ làm cho cây hồ tiêu càng nhanh chết.

Quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước bị cản trở, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của các bộ phận trên mặt đất.

Tuyến trùng nốt sưng thường có tương tác với các vi sinh vật gây hại trong đất, làm cho tác hại càng nghiêm trọng hơn, làm giảm khả năng chống chịu của cây đối với bệnh héo, gây chết cây, nhất là cây thời kỳ còn nhỏ.

Nhận biết sâu hại

Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn.

Tuyến trùng cái trưởng thành hình quả chanh yên, quả lê. Tuyến trùng đực trưởng thành có dạng giun.

Tuyến trùng trưởng thành đực di chuyển ra khỏi rễ và sống tự do trong đất. Tuyến trùng trưởng thành cái vẫn sống trong u sưng, cơ thể trở nên phình to và đẻ trứng trong bọc trứng.