Bệnh Sâu đục thân xén tóc trên cây Hồ tiêu

Bọ xén tóc thường đẻ trứng vào mùa mưa (tháng 4 - 11) ở vị trí nách lá (đục cành, đục ngọn); ở các vết sẹo mục, vết nứt trên thân; ở các góc tẻ cành (đục thân) hoặc ở các vết sẹo, vết nứt ở gốc cây (đục gốc, đục rễ).

Thời gian hoạt động chính của bọ trưởng thành lúc trời mát, đặc biệt là chiều tối từ 18 - 21 giờ.

Bọ trưởng thành sinh đẻ trong mùa sau đó chết đi. Những ấu trùng sẽ gây hại từ lúc mới nở đến khi hóa nhộng trong thời gian rất dài, có loài phải đến 24 tháng mới hóa nhộng.

Thường xuất hiện trên

Hồ tiêu

Triệu chứng

Sâu thường gây hại ở phần trên của thân và nhánh cây hồ tiêu. Trên cây hồ tiêu, tỷ lệ cây hồ tiêu bị hại và mật độ sâu đục thân xén tóc thường lớn hơn sâu đục thân vòi voi 2 - 3 lần.

Sâu đục thân xén tóc có thể đục một hoặc nhiều cành trên cây hồ tiêu, do vậy có thể làm lá vàng, héo, khô cành hoặc khô cả cây.

Thân, cành cây hồ tiêu bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt có sâu đục vào. Khi chẻ thân, cành cây hồ tiêu ra thường thấy có sâu đục thân ở dạng ấu trùng, nhộng hoặc con trưởng thành.

Con trưởng thành có thể cắn cả chùm bông, chùm quả, dẫn đến hiện tượng rụng bông, rụng quả, làm giảm năng suất.

Nhận biết sâu hại

Con trưởng thành dài 10,5 - 11,5 mm; phần thân rộng nhất 4 mm. Đầu màu nâu sẫm, thân màu nâu đất, có râu ngắn hơn nhiều so với chiều dài thân.

Ấu trùng thường có màu trắng trong, ấu trùng có các dạng từ tuổi 1 đến tuổi 5, kích thước ấu trùng tuổi 5 khoảng 13 mm. Nhộng trần, chiều dài 12,5 - 14 mm.