Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Nho

Rệp sáp phát triển mạnh vào các tháng mùa nắng nóng.

Phát tán nhờ kiến, quá trình canh tác và theo dòng nước.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp phá hầu hết các bộ phận của cây, chúng bám vào cành, ngọn non, lá và chùm quả để hút nhựa cây.

Chất thải của chúng là một lớp mật dính trên lá cây, từ đó nấm mốc mọc lên phủ đen làm giảm quang hợp.

Chồi non bị rệp sáp phá sẽ co cụm lại như nắm tay, mất khả năng ra hoa.

Chùm quả có rệp sáp chín không đẹp, giảm hẳn chất lượng.

Nhận biết sâu hại

Có hình oval, rệp gần như không di chuyển, dài khoảng 44,5mm thường tiết ra chất sáp trắng.

Sâu non thay da 3-4 lần và kéo dài từ 31-57 ngày, con cái trưởng thành sống được 36-53 ngày, trung bình một con cái đẻ được 180-500 trứng.

Cơ thể lớp sáp màu trắng như bông nên có tên là rầy bông hay rệp bông.

Phía lưng hơi nhô lên, bụng phẳng, có màu vàng nhạt

Rệp sáp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển quả.

Chích hút trên cuống quả và chùm quả.