Bệnh Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Nho

Tuyến trùng lây lan qua những phần rễ bị hại, theo dòng nước tưới tiêu, qua cây giống, phân bón và qua dụng cụ canh tác.

Nhiệt độ 26-28°C rất thuận lợi cho sự phát triển của tuyến trùng. Nhiệt độ cao trên 40°C sẽ giết chết tuyến trùng.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Cây nho dường như thiếu dinh dưỡng hay giống như bị úng nước.

Biểu hiện có thể thấy rõ là sau 1-2 năm thu hoạch được năng suất cao, cây đang sinh trưởng tốt thấy giảm hẳn sức sống với các ngọn sinh trưởng yếu, lá nhỏ, bìa lá khô và cành sau khi cắt nứt rất yếu và nhỏ, đeo trên đó là những chùm hoa nhỏ méo mó dị hình.

Rễ bị hại khi đào lên thấy rất ít rễ non, cạnh rễ có những nốt sần.

Một số người trồng nho thấy cây kém phát triển do tuyến trùng hại, đã tăng cường bón phân và tưới nước, gây nên hiện khủng hoảng thừa cho cây.

Những giàn nho tơ cây rất yếu, không thể mọc tới giàn để tạo hình, mặc dù chăm sóc dài 4-5 tháng.