Bệnh Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Bí ngô (bí rợ, bí đỏ)

Tuyến trùng sinh sống dưới đất, thường làm tổ và đẻ trứng trên rễ, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở ra tuyến trùng con và tiếp tục gây hại.

Phần tổ tuyến trùng chính là các nốt u sần trên rễ. Gây cản trở quá trình di chuyển dinh dưỡng và nước. Ngoài ra, bản thân tuyến trùng cũng dùng miệng chích hút nhựa cây, chất dinh dưỡng thông qua rễ cây.

Vết thương của tuyến trùng gây ra còn là cơ hội cho các bệnh về nấm, vi khuẩn, vi rút tấn công gây hại cho cây.

Tàn dư cây bệnh không được nông dân tập trung tiêu hủy là nguồn bệnh lây lan.

Tuyến trùng gây hại nặng khi trồng bí ngô liên tục qua nhiều vụ.

Tuyến trùng có thể lây lan theo dụng cụ lao động như máy cày, máy nông cụ, giày, ủng trong quá trình lao động, do gia súc di chuyển mang theo đất có nguồn tuyến trùng.

Trong các ruộng bí ngô lớn, tuyến trùng chỉ có thể ảnh hưởng đến một phần của cánh đồng, khiến một số cây bí ngô bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào giống, tuyến trùng có mức gây hại khác nhau. Tuyến trùng rễ ít khi gây ra thiệt hại ở những khu vực có cỏ mọc dài. Do đó, trong đất nơi cây ký chủ của tuyến trùng phát triển trong 3 - 5 năm trước đó, tỷ lệ tuyến trùng của bí ngô tăng.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Bộ phận tuyến trùng tấn công trực tiếp là rễ cây trồng. Chúng ký sinh trong các tế bào rễ (làm tổ trong rễ) nên làm cho các rễ bị biến dị tạo các u bướu - nông dân thường hay gọi là “bệnh ung thư”. Rễ cây trồng bị tuyến trùng tấn công còn bị tổn thương tạo nhiều nhánh và đỉnh rễ hoại tử.

Cây bí ngô bị tuyến trùng hại có biểu hiện thông qua các triệu chứng như: vàng lá, sinh trưởng kém dẫn đến cây còi cọc, chồi non không phát triển, phần rễ tơ bị đen đầu, thối rễ, quan sát kỹ thấy có các nốt u, sần trên rễ. Cây bị nặng thì các triệu chứng này còn xuất hiện trên cả rễ lớn.

Tuyến trùng sống trong đất và ăn rễ cây, làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng và dẫn đến suy giảm chung về sức khỏe và năng suất thu hoạch.

Việc tuyến trùng xâm nhiễm không chỉ làm suy yếu cây mà qua vết thương do tuyến trùng gây ra, còn có thể khiến cây dễ bị bệnh nấm hoặc vi khuẩn xâm nhiễm hoặc truyền bệnh virus cho cây.

Rễ cây bí ngô bị tổn thương do tuyến trùng sẽ bị nhiễm độc dẫn đến lá có thể bị còi cọc và héo. Rễ có thể hình thành các rãnh nơi tuyến trùng ẩn, ăn và sinh sản.