Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Nhãn

Rệp thường phát sinh gây hại trên lá và chồi non, gây hại nặng trên nụ và trên hoa khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao từ 80 đến trên 90%. Đặc biệt vào những năm có mùa xuân ấm và ẩm thì thiệt hại do rệp gây nên rất nặng.

Rệp sáp thường xuất hiện mật độ cao ở các vườn trồng xen nhiều loại cây, ít cắt tỉa, xuất hiện nhiều vào mùa mưa

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp trưởng thành và rệp non đều gây hại nụ, hoa và đọt non, quả non.

Chúng chích hút dinh dưỡng của các bộ phận non, làm cho các bộ phận này khô và biến dạng. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thối hoa quả.

Trên nhãn loài này không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất, tuy nhiên khi rệp sáp gây hại làm trái phát triển kém, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Ngoài ra rệp sáp còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng mã quả.

Nhận biết sâu hại

Rệp non có màu hồng, hình bầu dục, chiều dài khoảng 1 mm.

Rệp trưởng thành có màu vàng, cơ thể thon tròn, chiều dài từ 2,5 - 4,0 mm; bên ngoài cơ thể có lớp sáp màu trắng bao bọc.

Rệp sáp thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa đến khi quả non ổn định. Rệp chích hút trên cuống hoa, cuống quả và quả.

Rệp có thể gây rụng quả hàng loạt khi rệp xuất hiện với mật độ cao.