Bệnh Sâu đục gân lá trên cây Nhãn

Sâu thường xuất hiện và gây hại nhiều trên lá non của đợt đọt thứ nhất (sau khi tỉa cành làm gốc…) đợt đọt non thứ hai (đợt đọt cho bông) bị hại ít hơn, khi lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ thì sâu không gây hại nữa.

Những vườn nhãn rậm rạp, không tỉa cành, lá thường xuyên thường bị sâu hại nhiều hơn các vườn khác.

Thường xuất hiện trên

Hoa hồng, Nhãn

Triệu chứng

Sau khi nở, sâu non đục vào cắn phá gân chính của lá nhãn non vẫn còn màu nâu đỏ chưa chuyển sang màu xanh, làm cho gân chính và mô lá hai bên bị hủy hoại biến thành màu nâu đỏ, sau đó khô (nhìn như lá bị cháy).

Vết cháy nhỏ dần về phía cuống lá, tạo thành hình mũi nhọn như chữ V. Phần lá còn xanh sẽ bị biến dạng, cong queo. Sau này vết cháy bị khô giòn, nếu gặp mưa gió mạnh thì vết cháy bị rách làm hai.

Triệu chứng bị sâu đục gân lá gây hại rất dễ nhầm lẫn là triệu chứng bệnh. Khi mật độ sâu cao, nhiều lá non bị hại, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa, đậu trái của cây.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành của loài sâu này là một loài ngài có màu nâu, kích thước rất nhỏ với chiều dài thân 2,7 - 2,8 mm, chiều dài sải cánh 8-9mm, chiều dài cánh 3,5 - 4 mm.

Trên cặp cánh trước có một đốm màu vàng sáng hiện diện trên chóp cánh. Rìa cánh trước và cánh sau có hàng lông dài, đen rất mịn. Cánh sau rất hẹp. Chân dài, mỏng mảnh. Râu đầu dài, hướng về phía trước khi thành trùng ở trạng thái nghỉ.

Sâu non rất nhỏ, màu xanh nhạt, đốt bụng dài và có nhiều lông ngắn, đẫy sức dài 5 mm.

Khi đẫy sức, ấu trùng chui ra ngoài nhả tơ kết thành một cái kén giống như một lớp màng trắng đục hình bầu dục trên lá rồi hóa nhộng phía dưới lớp kén này. Nhộng dài khoảng 5mm màu xanh nhạt.