Bệnh Câu cấu trên cây Nhãn

Bọ trưởng thành ban ngày ẩn trong lùm cây rậm rạp, họat động vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày có nắng ẩn dưới đất, ít bay, bò chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất.

Trưởng thành đẻ trứng rãi rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non sống trong đất ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Giai đọan ấu trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Chúng phát triển nhiều ở vùng đất thường xuyên khô hạn. Do ban ngày sâu ẩn nấp nên thường chỉ thấy triệu chứng cây bị hại mà không thấy sâu.

Thường xuất hiện trên

Hoa hồng, Nhãn

Triệu chứng

Câu cấu là đối tượng rất nguy hiểm bởi với số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ (thậm chí cả lá già với loài Platymycterus sieversi) và quả non.

Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm chất thương phẩm quả.

Chúng ăn trụi cả lá làm đọt non còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây kém phát triển. Khi cây có hoa, chúng ăn cả hoa mới nhú (kể cả rễ của các lọai cỏ).

Nhận biết sâu hại

Có 2 loại: (loại to và loại nhỏ)

Câu cấu to thường xuất hiện số lượng ít.

Câu cấu nhỏ là loại nhân ra rất nhanh có thể thành dịch.

Trưởng thành: Là bọ cánh cứng, thân hình bầu dục, dài khoảng 7 - 10 mm trên toàn thân có phủ lớp ánh kim nhũ, trưởng thành cái màu xanh, trưởng thành đực có màu vàng, đầu kéo dài như một cái vòi.

Trứng: Đẻ rải rác từng quả trên mặt đất, hình bầu dục, dài khoảng 1mm, màu trắng ngà.

Sâu non: Màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân, sống trong đất ăn chất hữu cơ và rễ cây.

Nhộng: Màu trắng ngà, dài khoảng 10 mm, nằm trong đất.