Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Xoài

Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen.

Kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp gây hại bằng cách bám vào cuống quả non hoặc rãnh giữa các gai trên quả để hút dịch vỏ quả xoài.

Ở giai đoạn quả non, nếu mật số rệp cao, quả sẽ bị biến dạng và rụng.

Ở giai đoạn lớn, quả phát triển kém và bị sượng. Rầy tiết chất mật đường tạo thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ quả bị đen.

Nhận biết sâu hại

Con trưởng thành cái dài khoảng 2,5 - 4,0 mm, chiều ngang cơ thể khoảng 0,7 - 3,0 mm.

Rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như hoa nên có người gọi là rệp sáp, rầy hoa hay rệp hoa.

Chân phát triển, đốt chuyển và đốt đùi chân sau dài 2,10 - 3,15 mm. Trên đốt chậu và đốt chầy chân sau có nhiều lỗ trong.