Bệnh Rệp muội nâu trên cây Xoài

Trong điều kiện nóng ẩm vùng nhiệt đới, rệp sinh sản theo kiểu đơn tính, đẻ ra con. Một con cái đẻ trung bình 30 - 50 con và chỉ sau 7 - 10 ngày rệp non lại trở thành rệp cái và đẻ con, vì vậy ổ rệp hình thành rất nhanh chóng.

Thường xuất hiện trên

Xoài, Cà phê, Cam, Chanh dây, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Hành tây, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Hoa hồng, Hồ tiêu, Quýt, Bưởi, Hoa trà

Triệu chứng

Rệp trưởng thành và rầy non tập trung bu bám ở mặt dưới của những lá non, cành non, đọt non, nụ hoa, hoa và cả quả non để chích hút nhựa làm cho chồi non, lá non biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển được, giảm khả năng tăng trưởng của cây.

Nụ hoa, hoa và quả non không phát triển, nếu nặng sẽ bị vàng, khô héo và rụng.

Trong chất bài tiết của rệp còn có chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát sinh, phát triển phủ kín cả cành, lá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

Nhận biết sâu hại

Rệp đều có hình bầu dục, rất nhỏ, màu đen nâu hoặc đen đỏ, bóng.

Con đực luôn có cánh (2 cặp cánh). Con cái có hai dạng là dạng có cánh dài, phát triển và dạng hoàn toàn không cánh tuy nhiên trong tự nhiên hầu như chỉ ghi nhận thành trùng cái không cánh, đẻ con. Thành trùng có cánh chỉ xuất hiện khi mật số quần thể của rầy mềm cao hoặc lá đã già hoặc bị nhiễm bệnh.

Rệp muội có cánh hoặc không cánh, hình dạng và kích thước tương tự như rệp muội nâu kích thước của trưởng thành ở con cái (không cánh và có cánh) dài khoảng 2 mm.