Bệnh Khô đầu lá-bướu rễ trên cây Hành lá

Tuyến trùng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư cây trồng có thể tới 7 năm, ở trong đất 7 năm, trên củ (hành, tỏi) có thể tồn tại tới 32 tháng, trong điều kiện khô hạn tồn tại tới 23 năm. Chúng xâm nhập vào tế bào thực vật qua mắt thân, củ, sinh sản và di chuyển trong cây.

Sau khi thu hoạch hành chúng tồn tại ở cây bệnh, trong đất, còn một phần nằm trong củ, thân và lá.

Nhiệt độ thích hợp là 12 - 18°C. Ở điều kiện nhiệt độ cao (20 - 25°C) thì tuyến trùng hoạt động thấp hơn ở nhiệt độ thấp (4 - 7°C).

Tuyến trùng hoàn thành chu kỳ phát triển trong 19 - 20 ngày ở nhiệt độ 20 - 22°C. Nhiệt độ quyết định khả năng sống của tuyến trùng: ở nhiệt độ 21°C sau 7 năm thì 100% tuyến trùng D. dipsici hại hành hành đều bị chết, ở 2 - 4°C thì 78% tuyến trùng còn sống.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Nghệ, Gừng, Cây thuốc lá, Thanh long, Hồ tiêu, Chè, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Hoa mai, Dưa lưới, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Đậu bắp

Triệu chứng

Tế bào phát triển to, tế bào bị phân chia làm cho cây phát triển mạnh mẽ và bị phân hủy, vỏ tế bào bị nứt và tạo nhiều khoảng trống.

Cây cong queo, thấp lùn, lá bị biến dạng méo mó.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành hình giun dài, kim hút nhỏ, diều hình bầu dục.

Con cái: Lỗ sinh dục nằm cuối thân, có 1 buồng trứng nằm về phía trước. Đuôi ngắn hình nón, mút đuôi tròn.

Con đực: Gai giao vỹ mảnh, có vây bắt đầu từ gai đến gần mút đuôi (4/5 chiều dài đuôi).