Bệnh Sâu xanh da láng trên cây Hành tây

Sâu xanh da láng hoạt động mạnh vào thời điểm ruộng khô hạn hoặc những tháng mùa khô.

Chúng có khả năng gia tăng mật độ rất nhanh, lây lan dễ và có tính kháng mạnh.

Thường xuất hiện trên

Cải bắp, Đậu gà, Đậu tương, Hành tây, Tỏi tây, Hành củ ta, Hành lá, Tỏi ta, Nho, Cà chua, Ớt, Dưa chuột, Dưa lưới, Dưa hấu, Bí ngô, Măng tây, Đậu bắp, Lạc

Triệu chứng

Sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày khi nắng nóng thường chui xuống đất.

Sâu gây hại bằng cách cạp nhu mô lá từ bên trong, làm lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng làm cây còi cọc, lá bị cạp thủng lỗ chỗ, gãy gập, đứt ngọn.

Sâu thải phân bên trong lá hành. Trường hợp mật số cao sâu ăn rụi hết lá, không còn lá để bó khi thu hoạch. Sâu tuổi 5 đẫy sức chui xuống đất làm nhộng.

Nhộng nằm trong đất, có màu nâu, thời gian 5 - 7 ngày thì vũ hóa thành bướm.

Nhận biết sâu hại

Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ con hơn, da xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, không có u gai trên lưng như sâu xanh.

Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc.

Bướm cũng đẻ trứng ban đêm trên lá nhưng thành từng ổ từ 20 - 30 trứng có phủ lông trắng do chùm lông ở cuối bụng của con cái.

Chu kỳ sinh trưởng của sâu ngắn hơn 1 tháng, ngắn hơn nhiều so với sâu xanh hay các loài sâu khác cùng họ Noctuidae.

Tuổi 1: Thân sâu có màu xanh lá cây hay vàng xanh, đầu đen bóng, mang nhiều lông, bụng màu vàng nhạt. Trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt, thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 - 5 ngày.

Từ tuổi 2: Bụng màu vàng xanh, các đốt trên thân phân biệt rõ dần. Mình sâu có 3 sọc màu trắng mờ, một sọc giữa lưng và 2 sọc ở hai bên thân. Thời gian phát triển của sâu tuổi 2 từ 2 - 4 ngày.

Tuổi 3: Có màu vàng xanh, sau chuyển sang màu xanh lá cây. Đầu màu vàng nhạt, bóng; vẫn còn mang nhiều lông. Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 - 3 ngày.

Từ tuổi 4 trở đi: Các vạch trên cơ thể sâu rõ dần, cơ thể có màu xanh nhạt dễ lẫn với màu của cọng hành.