Bệnh Giòi đục lá trên cây Hành tây

Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày, hoạt động mạnh từ 7 - 9 giờ sáng và từ 4 - 5 giờ chiều.

Ruồi thường xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng nhưng phát triển mạnh trong các tháng vụ đông xuân vào giai đoạn 20 - 25 ngày và 40 - 45 ngày sau gieo, gây hại chủ yếu ở các lá bánh tẻ và lá non.

Sâu hại cả sau khi thu hoạch và bảo quản trong kho do vậy sâu có thể lây lan và phát triển qua củ giống.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Cải bắp, Hành tây, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá

Triệu chứng

Sâu non ăn bẹ lá và phát triển đầy đủ trong 2 - 3 tuần, sâu non thường tập trung cắn phá củ và bẹ lá, 50 con giòi có thể ăn hết 1 bẹ hành lớn.

Những con sâu đẫy sức bò ra khỏi bẹ lá và hóa nhộng trong đất. Sau 2 - 3 tuần, hóa bướm và bắt đầu thế hệ mới. Trong thế hệ thứ ba, dịch hại thường tấn công phần củ hành ngay trước khi thu hoạch.

Sâu đục vào củ ăn các mô thịt trong lòng cây hành, làm cho cây bị tổn thương, không dẫn được nước, chất dinh dưỡng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập củ gây thối củ, thối rễ, úa lá, chết cây.

Nhận biết sâu hại

Trứng có màu trắng và dài và được xếp thành từng nhóm trên thân, lá, củ của cây ký chủ và gần mặt đất, trong các kẽ đất.

Ấu trùng: sâu non được gọi là giòi, giòi dài khoảng 2 mm, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ ruột bên trong màu đen. Thời gian sống của giòi khoảng 3 - 4 ngày.

Nhộng màu nâu vàng, dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát dục từ 6 - 8 ngày. Nhộng thường phân bố ở vị trí cuối cuống lá hoặc dưới mặt đất.

Trưởng thành: Ruồi có kích thước từ 3-5mm, chân màu đen, đôi cánh trong suốt, mắt kép màu nâu.

Con cái đẻ trứng dài, trắng gần gốc cây, trong các kẽ đất. Trứng nở trong 2 - 7 ngày. Sâu non sau khi nở bò lên, bò vào vỏ bọc lá và đi tới phần ống hoặc bẹ lá.