Bệnh Bọ trĩ trên cây Mồng tơi

Bọ trĩ gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, gây hại trên nhiều cây rau màu và các cây trồng khác.

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có tính kháng thuốc cao. Mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Hồ tiêu, Đồng tiền, Sen ao, hồ, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Mồng tơi, Chôm chôm, Lily, Sen chậu, Hoa mai, Dưa lưới, Hoa cúc, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Lay ơn, Đậu bắp, Mận, Thanh long

Triệu chứng

Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa lá làm lá bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển. Ngoài ra còn có khả năng truyền bệnh virus cho cây.

Nhận biết sâu hại

Bọ trĩ rất nhỏ, mang 4 cánh dài, hẹp, màu vàng nhạt, thân dài khoảng 1 mm.

Khi trưởng thành có kích thước nhỏ, chỉ dài 1 - 2 mm và màu vàng đậm hoặc nâu đen. Vòng đời từ 30 đến 45 ngày.

Trứng bọ trĩ hại ớt khi mới đẻ màu trắng sữa, khá nhỏ và có màu vàng nhạt khi sắp nở, trứng thường rải rắt ở búp lá. Vòng đời từ 2 đến 4 ngày.

Sâu non chích hút ở lá non để lại những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có 1 chấm vàng, lúc đầu vàng trắng, sau biến thành nâu đen. Vòng đời từ 3 đến 6 ngày.

Nhộng bọ trĩ trải qua 2 giai đoạn: tiền nhộng và nhộng giả. Vòng đời từ 2 đến 5 ngày.