Bệnh Bọ xít muỗi trên cây Mồng tơi

Bọ xít muỗi thích hợp với nhiệt độ từ 25 - 28°C, ẩm độ trên 90%, tiết trời mát, âm u, nóng ẩm.

Bọ xít muỗi thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày.

Chúng gây hại quanh năm, tuy nhiên vào mùa mưa và nhất là khi cây ra lá, đọt non bọ sẽ xuất hiện nhiều và gây hại nặng.

Thường xuất hiện trên

Bơ, Điều, Cà phê, Mồng tơi

Triệu chứng

Bọ xít muỗi gây hại bằng cách dùng kim chích, chích vào mô thực vật non như lá, hoa, bông, trái non để hút dịch.

Vết chích có đốm đen (đốm to nhỏ tùy bọ non hay trưởng thành gây hại), lá biến dạng, cong queo, bông khô, rụng.

Vết chích còn tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập nên thiệt hại càng nặng và gây nhầm lẫn khi nhận diện và phòng trị.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: Hình dạng giống con muỗi, kiểu miệng chính hút, vòi dài đến ngực thân dài khoảng 4,3 - 5,2 mm. Đầu có mắt kép đen, đầu màu nâu và có các vệt, dải màu vàng, mắt kép màu nâu đen, hai râu đầu dài màu nâu.

Trứng: Hình ô van, màu trắng trong suốt, phía đầu nhỏ của trứng có 2 lông mảnh dài không bằng nhau nhô ra ngoài mô cây, trứng nằm trong phần cọng búp hoặc trên gân chính lá non

Bọ xít non: Khi mới nở có màu vàng có nhiều lông, đến khi đẫy sức chuyển sang màu xanh ánh vàng, chuỳ và mầm cánh có màu vàng nâu, mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ tư. Bọ xít non thường sống theo nhóm 2 - 3 con trên một búp hoặc trên lá non gần búp.

Sâu non tuổi 5: Màu cánh nâu kéo dài ở dụng, thân phát triển mạnh theo chiều dài, đôi chân sau phát triển rõ, gợn nhiều vết đen. Sâu non chưa có cánh phát triển đầy đủ ít di chuyển, gây tác hại nặng trên từng bụi chè và vùng nhỏ.

Vòng đời của bọ xít muỗi khoảng từ 27 đến 45 ngày tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường.