Bệnh Sâu xanh trên cây Mồng tơi

Sâu xanh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn.

Ban đêm sâu gây hại mạnh, còn ban ngày khi nắng nóng sâu thường chui xuống đất.

Thường xuất hiện trên

Dưa chuột, Khổ qua (Mướp đắng), Mồng tơi, Sen ao, hồ, Sen chậu, Rau muống

Triệu chứng

Sâu non mới nở cho đến tuổi 2 đã có thể gây hại, chúng phát triển và tập trung thành từng đàn ăn phần thịt lá phía trên, chỉ để chừa lại phần gân lá. Cho đến tuổi 3-5, bắt đầu phân tán, mức độ ăn mạnh hơn, chỉ chừa lại phân gân chính, lá cây trồng bị hại có khi không phát hiện đó là cây gì.

Sâu phá hoại mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Tính chất nguy hại của sâu xanh trên đồng ruộng, khi có nguồn thức ăn dồi dào, sâu tập trung phá hoại phần non của cây như lá non, búp, đặc biệt là sâu rất thích ăn nụ, bông, trái non mới ra.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành sâu non dài 2 - 3 cm, màu xanh với sọc trắng nhạt ở hại bên cạnh.

Giai đoạn nhộng xảy ra trên hoặc ngay dưới mặt đất, hoặc dưới tàn dư cây. Đôi khi nhộng dính vào cây bằng một vài sợi tơ. Mùa hè giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 10 ngày.

Bướm màu ghi nâu xuất hiện và sau khoảng 7 ngày đẻ trứng trên hai mặt lá rau, trứng nở sau 5 ngày.

Sâu sống qua đông dưới dạng nhộng hoặc sâu trưởng thành. Tuỳ thuộc vào khí hậu, mùa vụ có thể có 4 thế hệ trong một năm.