Bệnh Bệnh lở cổ rễ trên cây Cà rốt

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm R. solani có thể tồn tại 3 - 9 tháng, khi vắng mặt cây ký chủ, nấm tồn tại trong đất và bảo tồn trong các hợp chất hữu cơ. Nấm tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 5 - 42°C, phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 28°C - 31°C.

Nấm R. solani có khả năng sinh trưởng và hình thành hạch ở hầu hết các loại đất khác nhau, pH khác nhau và nguồn dinh dưỡng khác nhau. Nấm tồn tại ở ngưỡng pH tối thiểu là 4, tối đa là 8, tối thích là 5 - 7.

Nấm R. solani có khả năng truyền bệnh qua đất, qua tàn dư cây trồng, nấm còn có khả năng truyền bệnh qua hạt giống với tỷ lệ 10% - 30%.

Thường xuất hiện trên

Bông vải, Cát tường, Xà lách, Dạ yến thảo, Rau mùi ta, Cải xanh, Cam, Chanh dây, Bắp cải, Cà rốt, Hoa cúc, Su hào, Súp lơ, Lạc

Triệu chứng

Nấm R. solani thường gây hại ở giai đoạn cây con. Tại gốc cây sát mặt đất chỗ bị bệnh có vết màu thâm đen hoặc màu nâu nhạt bao quanh làm cho tế bào cây bị phá hủy. Gốc thân bị teo thắt lại trở nên mềm yếu, cây đổ gục và chết.

Nấm R. solani xâm nhiễm qua hạt giống hoặc truyền qua đất, khiến cây chết từ giai đoạn còn non.

Ở cây con, tổn thương thường được biểu hiện có vết bệnh chìm, màu nâu, kéo dài ở phần dưới mặt đất.

Tổn thương làm vết bệnh trở thành màu đen dẫn đến triệu chứng lở cổ rễ điển hình. Tổn thương tương tự phát triển lên cả rễ và lan rộng toàn hệ thống gốc cây làm thối rễ và sau đó chết cây.

Các vết bệnh thường được bao phủ bởi lớp sợi nấm màu nâu sáng, hạch nấm có thể hình thành trên các mô chết.