Bệnh Bọ trĩ trên cây Chôm chôm

Bọ trĩ thường phát triển gây hại nhiều trong điều kiện khô nóng.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Hồ tiêu, Đồng tiền, Sen ao, hồ, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Mồng tơi, Chôm chôm, Lily, Sen chậu, Hoa mai, Dưa lưới, Hoa cúc, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Lay ơn, Đậu bắp, Mận, Thanh long

Triệu chứng

Sâu hại này làm cho chồi non còi cọc và lá non bị quăn lại, hoa thường rụng và làm giảm khả năng đậu trái nghiêm trọng.

Khi quả non bị tấn công, quả sẽ bị còi cọc và chuyển sang màu nâu.

Nhận biết sâu hại

Là loại côn trùng nhỏ rất khó nhìn bằng mắt thường. Trưởng thành dạng thon có màu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có màu trắng vàng đến vàng.

Bọ trĩ thường đẻ trứng (dài khoảng 0,3 mm) vào phần mô mềm của trái non hay lá non (gần các gân chính hay gân phụ của lá). Chiều dài bọ trĩ dưới 1 mm.

Mỗi ngày con trưởng thành đẻ từ 2-3 trứng. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng có 2 tuổi rồi vào giai đoạn tiền nhộng và nhộng.

Bọ trĩ hoàn thành vòng đời khoảng 5 tuần, con trưởng thành có thể sống đến 3 tháng.

Thường bọ trĩ có thể có 6 thế hệ trong một năm.