Bệnh Sâu đục quả trên cây Chôm chôm

Bướm hoạt động về đêm, ban ngày ẩn trong tán lá.

Bướm bám trên chùm bông để hút mật và đẻ trứng trên trái non. Trứng nở vào lúc sáng sớm.

Sâu phá hại từ khi quả non đến khi sắp chín, gây hại nặng nhất lúc quả có cơm.

Sâu đục vào trong quả và ăn rỗng cả hạt. Sâu thường chui vào trái ở chổ gần cuống, đào thành đường hầm giữa vỏ và thịt quả.

Sâu phá hoại vào giai đoạn hình thành bông.

Thường xuất hiện trên

Cà tím, Chôm chôm

Triệu chứng

Qủa non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng, quả lớn nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất.

Sâu có thể gây hại từ khi quả còn non cho đến khi quả chín, nhưng nặng nhất thường là khi quả bắt đầu có cơm.

Khi quả còn non, sâu nhả tơ kết dính vài quả lại với nhau rồi cắn phá bên trong quả, ăn rỗng cả phần hạt của quả non, làm quả bị biến dạng, khô và rụng.

Sâu tấn công quả đã lớn, già chín thì làm quả bị hư, ăn không ngon.

Nhận biết sâu hại

Con trưởng thành có kích thước nhỏ, chiều dài sải cánh 14 - 20 mm, chiều dài thân 6 mm, màu nâu.

Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen.

Ấu trùng dài khoảng 10 - 22 mm, sâu non có màu hồng hoặc màu hồng tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân trắng ửng hồng, hai đốt ngực và hai đốt thân ở cuối đuôi có màu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có màu hồng.

Sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các quả hoặc trên bề mặt.