Bệnh Sâu khoang trên cây Khoai lang

Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối. Ban ngày, bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 - 7 m. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng.

Sâu khoang ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng.

Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Sắn, Cà phê, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Ớt, Xà lách, Hoa hồng, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Mồng tơi, Cải xanh, Bắp cải, Cà rốt, Dưa lưới, Dưa hấu, Rau muống, Su hào, Bí ngô, Măng tây, Lay ơn, Hoa giấy, Khoai lang, Súp lơ, Lạc

Triệu chứng

Sâu mới nở có tập tính ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung. Khi bị động, sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh, cắn thủng lá và gân lá.

Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.

Nhận biết sâu hại

Ngài sâu khoang trưởng thành có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng.

Bướm cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 25 - 48 ngày tuỳ điều kiện thức ăn. Bướm hoạt động mạnh vào ban đêm, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn.

Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 3 - 7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày.

Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ. Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày.

Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20 - 25 ngày, sâu có 5 - 6 tuổi tuỳ thuộc điều kiện môi trường. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm.

Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng.

Thời gian phát triển nhộng kéo dài 7 - 10 ngày. Nhộng sâu khoang có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được.

Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá.

Nhìn chung, vòng đời của sâu khoang ăn tạp tương đối ngắn, trung bình 30,2 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng chiếm trung bình 21,7 ngày, đây là giai đoạn gây hại quan trọng của sâu khoang.