Bệnh Rệp sáp trên cây Hoa hướng dương

Rệp sáp dùng vòi chích vào các mô trên thân, lá hoặc nụ hoa hút nhựa từ các bộ phận trên làm cho cây phát triển kém hoặc dị dạng. Rệp sáp có thể gây quanh năm.

Mùa hè là thời điểm bệnh phát nặng nhất vì rệp phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng. Khả năng sinh trưởng của loài rệp rất nhanh, nếu không kịp thời xử lý sẽ lan nhanh ra cả vườn.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và ngọn non. Dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên chính là ở nách lá có một lớp bột phấn màu trắng như sáp bao quanh. Lớp sáp này còn xuất hiện ở bên dưới mặt lá hay gần các gần lá.

Khi tìm được nơi trú ngụ, những con rệp sáp sẽ tiết ra một chất kết dính với cây và chúng sẽ sử dụng vòi chọc vào cây để hút nhựa và chất dinh dưỡng, khiến cho cây còi cọc, yếu ớt và chết dần cho thiếu dưỡng chất.

 

Giai đoạn ký sinh: Ở giai đoạn ký sinh, rệp sáp thường tập trung ở gốc cây, mặt đất hoặc những khe, rãnh trên rễ cây ở phần nằm dưới mặt đất, sau đó lên tiếp đến phần rễ bên trên.

Rệp sáp sẽ gây hại cho rễ từ khi cây còn non đến khi cây vì nhiễm bệnh mà chết hoàn toàn. Khi thấy cây từ màu xanh chuyển sang màu vàng có nghĩa là rệp đang tập trung với mật độ rất cao khiến cho cây bị mất đi dưỡng chất.

Giai đoạn trưởng thành: Vào giai đoạn cây trưởng thành, rệp sáp đeo bám ở lá, ngọn non và cuống hoa. Nếu tình trạng bệnh nặng thì rệp sẽ bám vào cây hoa, bao phủ thành màng ở mặt lá, thân cây và ngọn hoa để hút đi chất dinh dưỡng. Cây bị tấn công khó để quang hợp bình thường nên quá trình sinh trưởng kém dần đi. Ngoài ra rệp sáp cũng bắt đầu hút nhựa từ cuống khiến cho chất dinh dưỡng không nuôi được nụ hoa làm cho nụ hoa teo tóp, kém phát triển.

Nhận biết sâu hại

Rệp sáp có thân hình bầu dục, không có cánh, thường xuất hiện khi thời tiết ấm hay ôn hòa. Cơ thể của chúng được bảo vệ bởi một lớp sáp mỏng khiến chúng trông giống như một đốm bông.

Rệp dùng phần miệng cứng, dài xuyên thủng vào các mô bên trong cây để hút nhựa.Trứng của rệp sáp thường được xuất hiện trên mặt đất, dưới những cây nhiễm bệnh. Sau khi nở nhộng rệp và rệp trưởng thành có thể bò sang các cây bên cạnh để gây hại. Rệp có thể phát tán xa hơn nhờ gió, côn trùng, kiến, động vật… Nhiệt độ ấm và thời tiết khô ráo là điều kiện thuận lợi cho vòng đời của rệp sáp, đồng thời gia tăng mức độ gây hại.

Rệp cái trưởng thành thường có thân hình bầu dụng, dài khoảng 2,5 – 5 mm và bề ngang khoảng 2 - 3 m không có cánh. Toàn thân của rệp cái có màu hồng và phủ lớp sáp trắng, xung quanh thân có các tia sáp trắng dài. Từ khi trứng nhỏ đến ấu trùng và thành rệp vòng đời của rệp cái khoảng 115 ngày.

Rệp đực có kích thước nhỏ hơn rệp cái, chiều dài chỉ khoảng 1mm, thân màu xám nhạt. Vòng đời của rệp đực cũng ngắn hơn rệp cái, chỉ khoảng 27 ngày.

Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 - 250 quả. Mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất, tỷ lệ trứng nở vào màu hè rất cao, trên 91%. Vòng đời (từ trứng cho đến khi đẻ trứng) biến thiên từ 20 đến 44 ngày.