Bệnh Rệp phấn trắng/bọ phấn trên cây Sắn

Bọ phấn trắng có phổ ký chủ rất rộng, chúng không những phá hại dưa, bầu bí, ớt mà còn có thể gây hại trên tất cả các loại cây rau màu, cây hoa cảnh, cây ăn trái và cây công nghiệp.

Vào mùa nắng, thời tiết khô hanh, độ ẩm thấp (dưới 80%), nhiệt độ cao (trên 26 - 270C) là điều kiện thích hợp nhất để bọ phấn trắng phát triển và gây hại.

Vườn không được vệ sinh tốt, thường hay sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng, phun định kỳ, phun nhiều lần là những yếu tố gây bộc phát bọ phấn trắng.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Đồng tiền, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Quýt, Bưởi, Dưa lưới, Bí ngô, Đậu bắp

Triệu chứng

Cả ấu trùng và trưởng thành thường sống và gây hại ở mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật dẫn đến lá vàng, xoăn lại, cây không chết liền nhưng ảnh hưởng năng suất rất lớn.

Nghiêm trọng hơn, trong lúc chích hút nhựa cây chúng sẽ tiết ra nước bọt có khả năng làm lan truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá sắn. Đây là bệnh rất nguy hiểm và chưa có thuốc trị.

Nhận biết sâu hại

Bọ phấn trắng trưởng thành rất nhỏ, chỉ dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh dài 1,1 - 2 mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau.

Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt.

Ấu trùng màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu.

Đời sống bọ phấn trắng có 4 pha: Trứng 5 - 6 ngày, ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 3 kéo dài 7 - 10 ngày, nhộng 3 - 6 ngày, trưởng thành 5 - 10 ngày. Cả vòng đời kéo dài từ 25 - 32 ngày.