Bệnh Thiếu Sắt trên cây Dưa hấu

Độ pH trong môi trường đất quá cao (pH > 6,5).

Môi trường đất chứa rất nhiều Kẽm và Mangan.

Nhiệt độ đất khu vực rễ thấp.

Do mất cân bằng với các chất khác như Molipden (Mo), Đồng (Cu) hay Mangan (Mn) trong quá trình bón phân.

Môi trường rễ quá ẩm ướt, khiến nguồn cung cấp/lưu thông oxy trong rễ bị đình trệ.

Hệ thống rễ hoạt động không hiệu quả do rễ bị hư hỏng, bị nhiễm bệnh hoặc chết.

Có quá nhiều ánh sáng trong dung dịch nước, ánh sáng thúc đẩy sự phát triển của tảo. Tảo cũng sử dụng hết Sắt và phá vỡ gốc Chelate Sắt.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Hồ tiêu, Lily, Quýt, Bưởi, Mắc ca, Dưa lưới, Hoa đào, Bí ngô, Lay ơn, Hoa hướng dương, Vải, Mận

Triệu chứng

Lá cây thiếu Sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh.

Triệu chứng thiếu Sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già.

Trong trường hợp nghiêm trọng, các lá mới xuất hiện có thể giảm kích thước và chuyển sang gần như trắng, với các đốm hoại tử.