Bệnh Bọ trĩ trên cây Lan Hồ Điệp

Bọ trĩ thường gây hại mạnh vào sáng sớm và chiều tối, khi cường độ ánh sáng mạnh chúng thường ẩn náu trong hoa và mặt dưới lá.

Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh phát triển từ 15 - 25°C. Mưa làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là trưởng thành.

Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao.

Hiện nay có rất ít tài liệu xác định vòng đời của bọ trĩ, tuy nhiên thời gian trứng khoảng 3 ngày, vòng đời khoảng 11 - 16 ngày, ấu trùng có 2 tuổi.

Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Bọ trĩ là môi giới truyền virus cho cây trồng.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Mía, Mía, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Hồ tiêu, Đồng tiền, Sen ao, hồ, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Rau mùi ta, Hoa hồng, Mồng tơi, Chôm chôm, Lily, Sen chậu, Hoa mai, Dưa lưới, Hoa cúc, Bí ngô, Sắn, Măng tây, Lay ơn, Đậu bắp, Mận, Thanh long

Triệu chứng

Bông hoa nhỏ, xấu, cánh dị dạng, màu bông hoa nhạt, hoa nở không bền, dễ bị thối, cảm giác bị khô, cuống hoa tóp.

Các đọt non bị quăn queo, lá xoăn lại, lá trưởng thành xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đồng.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành dài 1 mm, con cái màu nâu, con đực màu trắng vàng, có viền. Cánh trước và sau xếp thành hàng, con non không có cánh.

Gồm 5 giai đoạn trứng, ấu trùng, giai đoạn trước, nhộng và trưởng thành.

Sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa. Cánh hoa bị hại có chấm trắng, cong lại.

Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, 1 năm bọ trĩ có 12 vòng đời, các lứa gối nhau, con trưởng thành rất thích hút nhựa hoa.