Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Lan Hồ Điệp

Nhiệt độ ấm và thời tiết khô ráo là điều kiện thuận lợi cho vòng đời của chúng, đồng thời tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Rệp cũng có thể phát tán xa hơn nhờ gió, kiến, động vật, chim chóc, thậm chí là thông qua các hoạt động canh tác trên đồng như cắt tỉa hay thu hoạch

Chúng có thể sống trên nhiều loại cây ký chủ trung gian như cây cà tím, khoai lang và các loại cỏ dại.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp sáp gây hại trên tất cả các bộ phận của lan bao gồm rễ, thân, lá,....

Chúng gây hại bằng cách hút chích các chất dinh dưỡng trong các bộ phân của cây lan, khiến cho cây trở nên còi cọc, ốm yếu dần, lá bị hại nặng, bị vàng khô héo, rụng và chết dần.

Nhận biết sâu hại

Rệp cái trưởng thành thường có thân hình bầu dục, dài khoảng 2,5 - 5 mm và bề ngang khoảng 2 - 3 m, không có cánh. Toàn thân của rệp cái có màu hồng và phủ lớp sáp trắng, xung quanh thân có các tia sáp trắng dài. Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 - 250 quả.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiều là thời điểm rệp sinh sôi nảy nở nhanh nhất, tỷ lệ trứng nở vào màu hè rất cao, trên 91%.

Trứng của rệp sáp được tìm thấy trên mặt đất bên dưới các cây nhiễm rệp. Sau khi nở, nhộng rệp trưởng thành có thể bò sang các cây bên cạnh.