Bệnh Rệp muội nâu trên cây Quýt

Rầy xuất hiện trong giai đoạn chồi non, lá non.

Trong điều kiện nhiệt đới, có thức ăn phù hợp, rầy cái thường không có cánh, chủ yếu là sinh sản đơn tính và đẻ con. Do vậy, chúng tích lũy mật số rất nhanh. Còn khi mật số của rầy cao, hết thức ăn phù hợp, rầy sẽ sinh cánh dài, bắt cặp và di chuyển đi tìm nguồn thức ăn, sản sinh quần thể mới.

Thường xuất hiện trên

Xoài, Cà phê, Cam, Chanh dây, Dạ yến thảo, Hành củ ta, Hành tây, Tỏi ta, Tỏi tây, Hành lá, Hoa hồng, Hồ tiêu, Quýt, Bưởi, Hoa trà

Triệu chứng

Thành trùng và ấu trùng chích hút lá non, đọt non, tập trung chủ yếu mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo, còi cọc.

Rầy mềm còn thải ra chất dịch tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển và là môi giới truyền bệnh virus Tristeza.

Nhận biết sâu hại

Rầy trưởng thành có hình quả lê, màu nâu đen, nâu đỏ, dài khoảng 2,0 - 2,2 mm.

Con cái có 2 dạng: không cánh và có cánh. Con đực có cánh.

Ấu trùng màu vàng nâu. Vòng đời khoảng 12 - 15 ngày.