Hướng dẫn trồng bầu

1/ Đặc Tính

  • Rễ : cọc & màn 
  • Thân : dây leo , nhiều nhánh có thể bò xa khoảng 0,8m - 0,10m
  • Quả : hoa có màu trắng , quả dài có hình như bầu dục
  • Thời gian sinh trưởng từ 30 - 35 ngày , thời gian thu hoạch từ 30 - 40 ngày 
  • Là loại cây chịu nhiệt tốt 25 - 35°c và thích nghi với môi trường ẩm thấp

2. Xử lý đất 

  • Chọn vị trí đất không ngập úng, tạo rãnh thoát nước phòng trường hợp mưa nhiều 
  • tơi đất 0,2m chiều sâu 
  • xử lý những mầm bệnh và vi sinh gây hại (nên dùng vi sinh diệt khuẩn) 

3. Bón lót cho cây giai đoạn 1 

  • Phân chuồng
  • Phân sơ 
  • Phân hoá học 
  • Phân vi sinh
  • Xử lý xua đuổi những côn trùng ăn hạt trước khi gieo mầm ( dế, cào cào , kiến , chuột ,...)
  • Trải bạt cao su nông nghiệp (cần thiết vì bầu là loại cây rễ màng)
  • làm giàn cho dây bầu 

thiết kế giàn ngang

thiết kế hệ thống tưới tiêu

4. Xử Lý Cây Giống

a. gieo hạt trực tiếp 

  • Ngâm hạt bằng nước ấm , 2 phần nước nóng và 1 phần nước nguội để qua 12h vớt ra ủ ấm khi nào thấy nhú mầm trắng thì gieo được
  • Hạt bầu rất mỏng nên thời gian nảy mầm sẽ cao khoảng 24h - 48h sau khi ngâm

b. Trồng cây con 

  • Sau khi hạt giống được ngâm ủ lên mầm, cần chuẩn bị nguyên liệu phân xơ( tro trấu , xơ dừa , phân bò , phân rơm mục , phân gà ,...) đã qua xử lý để tiến hành ươm cây giống 
  • cho nguyên liệu sạch vào bầu hoặc khây chống thoát nước rồi cho hạt mầm vào để yên tưới ẩm phun sương sau 3 ngày khi thấy đủ 2 lá mầm thì cho ra đất được

5. Chăm Cây

Sau khi cây bầu đã lên được 3 lá cũng là lúc bắt đầu chăm sóc liên tục cho cây 

Khoảng cách trung bình cho 2 dây bầu là 0,5m - 0,8m. và trung bình sẽ là 1300 - 1500 dây bầu trên diện tích 1000m2. 

Lượng phân tiêu chuẩn cho 1000m2:

  • phân hoá học = 80 - 100 kg 
  • hữu cơ & vi sinh = 300 - 500 kg
  • hoạt chất xử lý đất =  50kg

Giai đoạn chăm bón 

Bón lót - giai đoạn 1 ( trước khi gieo trồng )

  • 20 kg lân
  • 50 kg vôi hoặc phân vi sinh
  • 300kg phân hữu cơ vi sinh

giai đoạn 2 đẻ nhánh (cây được 15-20 ngày tuổi)

  • 20 kg Phân DAP (tiêu xanh)
  • 10 kg đạm (URÊ)
  • 100kg phân hữu cơ

giai đoạn ra trái 

  • kết hợp đạm(đạm 35% + lân 30% + kali 35% ) tổng 30kg 
  • 100 kg phân hữu cơ

Bón thúc: Sử dụng kết 3 nhóm vi sinh và phân chuồng + hoá học theo từng thời điểm khác nhau tưới nhỏ giọt liên tục cho cây.

Nước: lượng nước cần thiết cho cây phụ thuộc vào từng giai đoạn cây càng lớn càng cần nhiều nước , đặc biệt giai đoạn cây ra trái .

Tỉa cành lá: Tỉa bỏ chồi yếu, bỏ lá chân, lá già và lá bị sâu bệnh cách ly khỏi ruộng sản xuất

6. Sâu & bệnh 

tham khảo thêm các bệnh trên cây dưa chuột ở liên kết sau:

(http://bacsicaytrong.com/?cmd=vg.cacbenhtrencay&id=33&cay=duachuot)

7. Những vấn đề thường gặp 

Bệnh thối đen  quả non trên dây bầu

Thối đen quả bầu non là bệnh thối hoa, quả bầu, do nấm Choanephora cucurbitarum gây nên. Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả và cả gốc thân bầu

Bệnh thối hoa, quả non trên cây bầu thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn cây bầu đang ra hoa và bắt đầu thụ phấn, nấm bệnh phát triển nhanh tấn công ở lá, hoa và quả non, trong thời điểm từ 5 – 7 ngày khi hoa cho ra quả, bệnh gây hại làm cho quả bị thối đen, quả non bị rụng hoặc bị héo, teo lại. Nếu bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây chết rũ.

Các hoa và quả tiếp xúc mặt đất sẽ dễ bị bệnh xâm nhiễm.

Bệnh phát triển mạnh và lan nhanh ra khi điều kiện mưa nhiều, ẩm ướt hoặc khi thời tiết ẩm và nhiệt độ khá cao.

Nấm khuẩn được lưu tồn trong xác bã thực vật và được lan truyền đến hoa khác bởi côn trùng, nước tưới, hoặc gió. Sự xâm nhiễm bệnh thường xuyên xảy ra trên hoa và chúng cũng có thể lây nhiễm qua vết thương trên quả.

Phòng Bệnh: 

  • Thường xuyên cắt tỉa bỏ những lá vàng héo nhằm tạo cho giàn trồng bầu bí được thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
  • Vệ sinh ruộng thường xuyên. Khi cây có tình trạng thối quả cần cắt bỏ ngay các quả, lá và cây bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh tình trạng bệnh lây lan.
  • Không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Vì khi đất trồng bị úng rất dễ phát sinh nấm bệnh gây hại. Luôn giữ cho đất khô thoáng và thoát nước tốt.
  • Giảm lượng nước tưới mà đặc biệt là mùa mưa. Không nên tưới vào lúc chiều tối khi bệnh xuất hiện, tránh tạo điều kiện độ ẩm cao làm nấm bệnh phát triển nhanh.
  • Luân canh cây trồng (vụ sau không nên trồng cây thuộc họ bầu bí), nếu vụ này bạn trồng bầu bí thì vụ sau nên chuyển sang trồng cây khác (để tránh mầm bệnh lưu lại tới vụ sau).
  • Gieo trồng với mật độ thích hợp.
  • Cần tăng cường bón phân chuồng hoại mục và chế phẩm sinh học diệt đi nấm bệnh. Để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng nấm bệnh hại cây trồng.