Hướng dẫn trồng Đậu đũa

1/ Đặc Tính

  • Họ : đậu
  • thân : (thảo) bò dây cao 35 - 75 cm
  • rễ : cọc , màng
  • hoa tím hay vàng trắng , trái dài tròn hình que đũa
  • Thời gian sinh trưởng 50 - 60 ngày
  • Thời gian thu hoạch 30 - 40 ngày 
  • chịu nhiệt tốt thường sinh trưởng tốt trong môi trường ôn đới

2/ Xử Lý Đất 

  • chọn vị trí đất không ngập úng 
  • tạo rãnh thoát nước phòng trường hợp mưa nhiều 
  • tơi đất 0,2m chiều sâu 
  • xử lý những mầm bệnh và vi sinh gây hại: vi sinh diệt khuẩn 
  • bón lót cho cây giai đoạn 1 
    • Phân chuồng
    • phân sơ 
    • phân hoá học 
    • phân vi sinh
  • xử lý xua đuổi những côn trùng ăn hạt trước khi gieo mầm ( dế, cào cào , kiến , chuột ,...)
  • trải bạc cao su nông nghiệp ( có thể thay thế bằng loại cỏ thân mềm có thể che mát rễ và giúp không làm hồ đất)
  • làm giàn cho đậu đũa:
    • - dàn chéo chữ A
    • - dàn đứng
  • thiết kế hệ thống tưới tiêu

3/ Xử lý cây giống: gieo hạt trực tiếp

  • ngâm hạt bằng nước ấm , 2 phần nước nóng và 1 phần nước nguội để qua 12h vớt ra ủ ấm khi nào thấy nhú mầm trắng thì gieo được
  • hạt đậu đũa có thể bỏ qua giai đoạn ngâm ủ mà hạt vẫn nảy mầm tốt được

4/ Chăm Cây

⇒ sau khi cây đậu đũa được 2 lá cũng là lúc bắt đầu chăm sóc liên tục cho cây 

⇒ khoảng cách trung bình cho 2 dây đậu đủa là 0,2m - 0,3m. và trung bình sẽ là 1800 - 2000 đậu đũa trên diện tích 1000m2.  

  • lượng phân tiêu chuẩn cho 1000m2:
    • phân hoá học = 80 - 100 kg
    • hữu cơ & vi sinh = 300 - 500 kg
    • hoạt chất xử lý đất =  50kg
  • giai đoạn chăm bón 
  • bón lót 

giai đoạn 1 ( trước khi gieo trồng )

  • 20 kg lân
  • 50 kg voi hoặc phân vi sinh
  • 300kg phân hữu cơ vi sinh

giai đoạn 2 đẻ nhánh (cây được 15-20 ngày tuổi)

  • 20 kg Phân DAP (tiêu xanh)
  • 10 kg đạm (URÊ)
  • 100kg phân hữu cơ

giai đoạn ra trái 

  • kết hợp đạm(đạm 35% + lân 30% + kali 35% ) tổng 30kg 
  • 100 kg phân hữu cơ

bón thúc: sử dụng kết 3 nhóm vi sinh và phân chuồng + hoá học theo từng thời điểm khác nhau tưới nhỏ giọt liên tục cho cây.

nước: lượng nước cần thiết cho cây phụ thuộc vào từng giai đoạn cây càng lớn càng cần nhiều nước , đặc biệt giai đoạn cây ra trái .

Tỉa cành lá: Tỉa bỏ chồi yếu, bỏ lá chân, lá già và lá bị sâu bệnh cách ly khỏi ruộng sản xuất

5/ Sâu & Bệnh (https://bacsicaytrong.com/?cmd=vg.cacbenhtrencay&id=18&cay=daucove) xem sâu bệnh đậu cove

6/ những điều thường gặp khi trồng đậu đũa 

  • đậu đũa phát triển tốt thân mộc nhiều nhưng không ra được hoa đậu quả hoặc ra mà ít 
  • một là do đậu trồng ở bóng râm

⇒ cần dọn sạch bóng râm cắt nước thời gian cho cây giảm tiếp thu dinh dưỡng để ra trái

  • hoặc là do thừa đạm thừa DAP

⇒ trường hợp này cần tăng cường kali và cắt nước để cây thôi không phát triển cành lá nữa

  • đậu đũa ra hoa và tượng nhiều nhưng không kết được quả
  • thiếu dinh dưỡng

⇒ cần cân bằng các chất đạm , lân , kali trong cây

  • do sâu dòi đục trong hoa hoặc sâu đục thân

⇒ cần thường xuyên theo dõi và có biện pháp xử lý sớm khi phát hiện sâu

  • do thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường

⇒ cần chuẩn bị trước những tình huống thời tiết sẽ thay đổi đột ngột