Hướng dẫn trồng Đu đủ

1/ Đặc tính 

  •  họ và tên : đu đủ
  • thân thảo lớn (1 thân) , lá to hình chân vịt , hoa có màu vàng nhạt , trắng hay xanh ,quả to tròn hình bầu dục , rễ chùm và rễ màng .
  • khả năng chịu nhiệt cao đến 300 °C và dưới 0°C tuy nhiên đu đủ sẽ không sống được trong điều kiện ngập úng.
  • thời gian trồng bầu đu đủ là 1 tháng , thời gian sinh trưởng là 7 - 8 tháng , thời gian thu hoạch từ 3 - 4 năm

2/ Chăm cây 

  • xử lý đất: 
    • dọn sạch đất 
    • tơi đất sâu 0,2m - 0,3m ; lên mô cao 0,2m - 0,3m 
    • trộn đều hỗn hợp vi sinh + vô cơ + hữu cơ vào đất 
  • bón lót (1000 cây)
    • giai đoạn 1 trước khi trồng cây ) : 200kg = phân chuồng & phân xơ + 20kg lân + 1 lít vi sinh 
    • giai đoạn 2 ( 1 tháng sau trồng)  : 100kg = phân chuồng & phân xơ + 5kg DAP + 5kg URÊ, ⇒ cứ cách 1 tháng sẽ bón lót lần
    • giai đoạn 3 ( giai đoạn nuôi trái ): 100kg phân chuồng & phân xơ + 5kg DAP + 5kg URÊ + 5kg KALI, cách 1 tháng sẽ bón lót như vậy 1 lần cho đến khi cây không còn tạo quả được.
  • bón thúc 
    • thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cây 
    • tưới kết hợp phân chuồng loãng + vi sinh 
  • Nước: vào những tháng nắng hạn cần cung cấp thêm nước cho cây mỗi ngày.

3/ Sâu & Bệnh 

  • rệp sáp : tấn công và chích hút vào lá và quả cây đu đủ với số lượng lớn khiến cây suy giảm phát triển và tổn giảm năng suất rõ rệt
  • phòng tránh bệnh : cần tạo cho cây có môi trường phát triển thông thoáng và phải kịp thời phát hiện vết bệnh
  • nhện đỏ : trong cả quá trình trưởng thành và ấu trùng nhện đỏ thường xuất hiện ngay mặt dưới lá đu đủ để chích hút các dịch mô tế bào khiến chó lá đu đủ bị lỗ mất dinh dưỡng và khô héo , làm thối hoa và rụng quả 
  • Phòng bệnh : không nên trồng đu đủ với mật độ quá dày , cần cắt bỏ những lá đã bị nhện đỏ tấn công 
  • Thán thư ( những vết xoắn tròn đỏ , vàng  và thối đen) 
    • nguyên nhân : do nấm khuẩn phát triển nhiều vào mùa mưa
    • phòng tránh : nên trồng đu đủ với mật độ thông thoáng tránh tình trạng cây bị phủ bóng râm tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển
  • Bệnh lá xoăn ( lá xoăn cuốn lại)
    • nguyên nhân : do virus lây nhiễm 
    • tác hại : là cho lá đu đủ xoăn lại và cây không phát triển được
    • biện pháp phòng tránh : chọn giống không bị nhiễm bệnh , dọn sạch đất trồng , tiêu trừ những mầm bệnh trong đất và côn trùng gây bệnh
  • Bệnh đốm lá :  ( khiến lá bị những vết đốm đen )
    • nguyên nhân : do điều kiện bóng râm nhiều và nóng ẩm , cây không được chăm sóc thường xuyên.
    • Tác hại : làm cây mất nhiều dinh dưỡng , lá không hấp thụ đủ ánh sáng cần thiết.
    • Phòng bệnh : nên dọn sạch đất loại bỏ bóng râm , và tiêu diệt ngay những mầm bệnh vừa chớm nở , cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
  • bệnh khảm lá ( lá bị co rút vàng thiếu sức sống)
    • nguyên nhân : nấm khuẩn , virus papaya mosaic 
    • tác hại : làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của lá . bệnh này không lây lan qua hạt mà sẽ lan qua những vết thương cơ giới trên thân cây 
    • Phòng bệnh : chọn cây giống khỏe mạnh và chất lượng , hạn chế sử dụng nhiều đạm , ưu tiên vôi diệt khuẩn , kali . Không trồng xen nhiều loại cây chung với đu đủ để tránh tình trạng lây lan và tạo ra mầm bệnh.
  • Bệnh cháy lá trên đu đủ  : ( lá bị đốm khô cháy )
    • nguyên nhân : do cây thừa đạm , đất nhiễm phèn hoặc do phun thừa các loại thuốc nhũ dầu , phụ gia.
    • tác hại : lá bị khô mất đi dưỡng chất và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây , lá rụng sớm.
    • Phòng bệnh: gôm đốt những lá bệnh , cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
  • Bệnh Phấn trắng (vết lem như vết  phấn trắng trên lá)
    • Nguyên Nhân : do nấm khuẩn , virus hình thành trong điều kiện bóng râm hoặc do quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây không đủ.
    • Tác hại : khiến lá và cây sinh trưởng kém 
    • Phòng bệnh : tạo điều kiện ánh sáng phù hợp cho cây phát triển , 
  • Bệnh đốm vòng ( giống bệnh khảm lá)
    • Nguyên nhân: hình thành do chủng virus papaya Ringspot , bệnh lây lan thông qua côn trùng hay những vết thương không truyền qua hạt giống. Thời gian phát bệnh khi cây được khoảng 5 - 6 tháng tuổi
    • Tác hại : gây cuống lá và làm biến dạng nhiều vùng trên cây như thân , trái .làm giảm lượng đường trong quả đu đủ.
    • Phòng bệnh : làm sạch môi trường cây phát triển phun thuốc diệt khuẩn khi phát hiện có mầm bệnh
  • Bệnh rụng hoa trên cây đu đủ 
    • Nguyên nhân : do những loại bệnh  như , bệnh loét, phấn trắng nhện đỏ , nứt thân sùi bọt , vàng lá gân xanh.
    • Tác hại : làm quả non rụng hàng loạt , và gây chết cây.
    • Phòng bệnh : nên chọn lựa giống tốt ngay từ đầu , và dùng những sản phẩm vi sinh đối kháng.