Hướng dẫn trồng rau muống

Rau Muống

1/ Đặc tính 

  • họ khoai lang, bìm bìm , tên khác (bìm bìm nước , tra khuôn)
  • hình dạng cây, thân thảo có thể bò trên đất , thân rỗng dày có nhiều đốt , hoa trắng hoặc tím , quả dạng nang có 4 hạt , chiều cao cây 0,4m - 0,5m hoặc bò lang dài 4m - 5m , lá hình tam giác.
  • chịu nhiệt chịu ẩm tốt có khả năng sống vùng ao hồ và bò trên mặt nước 
  • rễ chùm 
  • thời gian sinh trưởng kéo dài khoảng 1 - 2 năm tuỳ điều kiện sinh trưởng 
  • thời gian thu hoạch 30 - 35 ngày sau khi gieo hạt.

2/Chăm Cây ( mô hình trồng )

  • rau muống là loại rau dễ để chế biến nhiều món ăn chứa nhiều dinh dưỡng nên mang lại rất nhiều giá trị kinh tế từ đó người ta đã tạo ra những mô hình khác nhau để canh tác với mong muốn tạo thêm nhiều giá trị kinh tế.
  • Mô hình trồng luống 

Lên luống , 

làm tơi đất 

bổ xung thêm phân xơ phân chuồng vào đất 

⇒ mô hình này khá phổ biến và hiệu quả

  • Mô hình thuỷ canh 

xây dựng mái che nhà kính đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho cây phát triển

thiết kế mô hình nước tuần hoàn 

tiến hành gieo hạt 

xử lý nước tuần hoàn

3/ Kỹ Thuật  

  • Đối với thổ canh trồng luống

Gieo hạt rau muống trực tiếp trên đất 

 

Nếu gieo hạt rau muống trực tiếp vào đất ruộng thì phải chú ý làm đất thật kỹ, tơi xốp, lên luống cao 20 - 30cm. Đất đã được trộn với các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng.

 

Rạch hàng đều nhau với khoảng cách chiều dài 20 cm và sâu 1cm rồi gieo hạt xuống đất thẳng theo hàng đã rạch, sau đó dùng phân chuồng sàng kỹ hay tro trấu lấp  lên hạt, rải thuốc có mùi hôi phòng trừ kiến, dế, sâu đất…

 

Tiến hành tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 1 tuần đầu. Trong 1 tuần đầu gieo hạt có thể phủ rơm rạ  hoặc bạt plastic để giữ ẩm.

 

Việc gieo trực tiếp ở đất, sẽ gặp khó cho việc chăm sóc và quản lý hạt lên cây , vì khi gieo trên diện tích rộng nếu gặp mưa hay nắng nóng hoặc sâu bệnh thì khó chủ động được. Phải chuẩn bị đất gieo tốt thì tỷ lệ cây chết sẽ ít.

Chăm sóc : 

   Trồng rau muống cũng không cần phải bón phân thường xuyên, chỉ cần bổ sung phân đạm, lân và urê để giúp rau muống phát triển tốt.

Ở giai đoạn rau muống con có từ 3 - 4 lá thì thường có hiện tượng lá nhạt màu hay bị vàng lá, vấn đề này là do thiếu đạm và rễ chưa phát triển, vì vậy bạn cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng phân lân và urê hoặc kết hợp với phân hữu cơ , vi sinh rồi tưới đều trên rau muống vào buổi chiều mát vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.

 

Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 2 - 4 ngày, pha lượng phân NPK hoặc phân DAP hoặc kết hợp phân vi sinh phân chuồng pha loãng với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.

 

Phòng trị sâu bệnh ở rau muống

 

Rau muống rất ít bị bệnh hại, tuy nhiên có một số loại sâu bệnh có thể gây hại cho rau muống mà bạn cần chú ý:

Các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, sâu khoang và sâu ba ba, nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một số phương pháp phòng tránh rủi ro như dùng thuốc xua đuổi , tiêu diệt , mầm sâu hại.

Rầy xám thường gây hại ở rau muống cạn, để phòng trừ bệnh thì bạn có thể dùng phương pháp phun thuốc trừ nấm bệnh thật kỹ trên toàn bộ cây hoặc sử dụng phân bón xử lý đất.

Bệnh rỉ trắng thường xuất hiện trên rau muống nhiều nhất vào mùa mưa. Để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các biện pháp xử lý đất cũng và dùng thuốc phun giúp lá xanh và chống lại các mầm bệnh.

 

Thu hoạch rau muống

 

Rau muống được thu hoạch trong vòng 4 - 6 tuần sau khi gieo trồng, thời gian thu hoạch và chất lượng rau phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc rau muống tốt thì rau có thể cho thu hoạch được 5 đợt.

Khi rau muống cao khoảng 30 - 40cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm. Sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê  hoặc phân vi sinh phân chuồng pha với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.

  • Mô hình thuỷ canh

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu để trồng rau muống sau:

Hạt giống: chọn lựa các giống rau muống có chất lượng cao, thân giòn, ngon ngọt để có thể chế biến thức ăn ngon miệng.

Giá Thể :  có thể trồng rau muống trên giá thể bằng xơ dừa, mút xốp hoặc các loại giá thể khác.

Dinh dưỡng trồng rau muống: bạn cần chọn loại dinh dưỡng cho cây rau ăn lá. Trong trường hợp nếu trồng rau muống với quy mô trang trại, bạn nên chọn loại dinh dưỡng có công thức phù hợp với mẫu nước của trang trại.

Thiết bị đo nồng độ dung dịch.

Thiết bị đo độ pH.

Tiếp theo Bạn nên ươm giống bằng hạt giống rau muống để có thể ăn được nhiều đợt rau. Cách ươm hạt giống rau muống như sau:

Chuẩn bị khay ươm hay thùng xốp để ươm hạt, xơ dừa (loại xơ dừa đã qua xử lý có trộn lẫn mùn cưa, trấu…)

Ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng để hạt đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất.

Rải một lớp xơ dừa lên khay nhựa hoặc thùng xốp. Gieo hạt giống lên trên, phủ thêm một lớp xơ dừa lên trên. Duy trì độ ẩm cho khay ươm (chú ý chỉ đảm bảo độ ẩm chứ cho nước ngập khay). Khoảng 48h sau cây sẽ nảy mầm.

Có một số loại hạt giống rau muống có tỉ lệ nảy mầm không cao và phải ngâm ủ để hạt nảy mầm.

 Nhưng cũng có nhiều loại hạt giống rau muống có thể gieo trực tiếp vào giá thể và chỉ cần tưới nước để hạt giống nảy mầm. Bạn cần hỏi kỹ cách gieo trước khi tiến hành gieo cây. Trong quá trình gieo hạt chú ý không nên tưới quá nhiều nước để tránh hạt bị thối.

Bạn nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để gieo hạt. Điều này tránh được hiện tượng cây con bị vống và hướng về nơi có ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến hình thái cây.

Sau đó sẽ tiến hành chuyển cây con lên giàn thủy canh và chăm sóc

Có một số người sẽ chọn gieo hạt giống rau muống trực tiếp trên giàn thủy canh nhưng hầu hết sẽ gieo chúng tại khay ươm trước khi đưa lên giàn trồng.

Sau khoảng 5 – 10 ngày kể từ khi hạt giống nảy mầm, bạn có thể đưa cây con vào rọ nhựa có đường kính khoảng 5cm để lên giàn thủy canh. Hoặc khi cây con rau muống được khoảng 4 -7 cm bạn có thể đưa cây lên giàn trồng thủy canh. 

Sau khi đưa cây lên giàn, bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ vào bể. 

Nồng độ dinh dưỡng thích hợp cho rau muống là 700 – 900ppm. 

Có một điểm đặc biệt là rau muống có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khá tốt. Vì thế, so với các loại rau trồng thuỷ canh khác thì ngưỡng chịu đựng ngộ độc dinh dưỡng của rau muống khá cao. Có nghĩa là dù bạn có lỡ bổ sung quá nhiều dinh dưỡng cho rau muống thì chúng vẫn có thể phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất trong rau muống sẽ không còn trong mức an toàn.

Vì vậy bạn cần chú ý nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho rau muống thường xuyên. Đồng thời nên hạ nồng độ dinh dưỡng trước khi thu hoạch một vài ngày nhằm giúp đảm bảo tỷ lệ các chất trong rau muống ở ngưỡng an toàn.

Thu Hoạch

Sau khi đưa lên giàn trồng thủy canh khoảng 20 ngày sau, rau muống có thể được thu hoạch. Bạn không nên cắt toàn bộ ngọn rau muống và bỏ cây đi. Trong một lỗ rau muống có nhiều cây rau muống. Bạn có thể hái ngọn và để dành lại khoảng 3 đến 5cm phần gốc rau muống để cây có thể tiếp tục ra ngọn mới.

Trung bình 1 đợt trồng rau muống thủy canh, bạn có thể thu hoạch từ 4 – 7 đợt tùy vào cách bạn chăm sóc cây.

 

Một số vấn đề hay gặp khi trồng rau muống thủy canh

Rau muống trồng thủy canh thường sẽ gặp một số vấn đề như:

Cây rau khó phát triển hay thậm chí không lớn được do lượng oxy cung cấp cho cây hấp thụ không được đầy đủ. 

Vì vậy, bạn cần thường xuyên khuấy nước dinh dưỡng để tạo oxy trong thùng dinh dưỡng.

 

Rau muống bị vàng lá. 

Nguyên nhân thường là do độ pH của nước dinh dưỡng cao, làm cho cây rau bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, nếu nồng độ dinh dưỡng thấp nên chêm thêm dinh dưỡng cho phù hợp. 

Mức dinh dưỡng phù hợp cho rau muống là 800 – 1000ppm. 

Nếu độ pH cao, tức là cây sẽ khó hoặc không hấp thu được các chất có tính acid như sắt, nên cây sẽ bị vàng lá. 

Trường hợp này cần sử dụng dung dịch giảm độ pH của nước. Hoặc thay nước, hoặc sử dụng nguồn nước pha dinh dưỡng mới.