Hướng dẫn trồng dưa chuột

1/ Đặc Tính 

  • dưa chuột là giống cây họ (dưa) bò dây
  • rễ màng
  • thích hợp khí hậu ôn đới , dưới 35°C chịu ẩm (%RH) tốt 
  • thời gian gần đây dưa chuột đã được lai tạo ra nhiều loại giống đơn tính ( không cần thụ phấn hoa)
  • quả dưa chuột giòn ngọt hiệu quả kinh tế cao và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng trong các bữa ăn
  • thời gian sinh trưởng , dưa chuột phát triển đến giai đoạn 35 - 40 ngày là thu hoạch thời gian thu hoạch kéo dài 30 - 40 ngày .

2/ Xử Lý Đất 

  • chọn vị trí đất không ngập úng 
  • tạo rãnh thoát nước phòng trường hợp mưa nhiều 
  • tơi đất 0,2m chiều sâu 
  • xử lý những mầm bệnh và vi sinh gây hại 
    • vôi bột
    • vi sinh diệt khuẩn 
  • bón lót cho cây giai đoạn 1 
    • Phân chuồng
    • phân sơ 
    • phân hoá học 
    • phân vi sinh
  • xử lý xua đuổi những côn trùng ăn hạt trước khi gieo mầm ( dế, cào cào , kiến , chuột ,...)
  • trải bạc cao su nông nghiệp ( cần thiết vì dưa chuột là loại cây rễ màng)
  • làm giàn cho dây dưa leo:
    • dàn chéo chữ A
    • dàn đứng
    • thả lan bò đất 
  • thiết kế hệ thống tưới tiêu

3/ Xử Lý Cây Giống

  • gieo hạt trực tiếp 
    • ngâm hạt bằng nước ấm , 2 phần nước nóng và 1 phần nước nguội để qua 12h vớt ra ủ ấm khi nào thấy nhú mầm trắng thì gieo được
    • hạt dưa chuột rất mỏng nên thời gian nảy mầm sẽ cao khoảng 24h - 48h sau khi ngâm
  • Trồng cây con
    • sau khi hạt giống được ngâm ủ lên mầm 
    • cần chuẩn bị nguyên liệu phân xơ( tro trấu , xơ dừa , phân bò , phân rơm mục , phân gà ,...) đã qua xử lý để tiến hành ươm cây giống 
    • cho nguyên liệu sạch vào bầu hoặc khây chống thoát nước rồi cho hạt mầm vào để yên tưới ẩm phun sương sau 3 ngày khi thấy đủ 2 lá mầm thì cho ra đất được

4/ Chăm Cây

⇒ sau khi cây dưa lên được 3 lá cũng là lúc bắt đầu chăm sóc liên tục cho cây 

⇒ khoảng cách trung bình cho 2 dây dưa là 0,2m - 0,3m. và trung bình sẽ là 1800 - 2000 dây dưa trên diện tích 1000m2.  

lượng phân tiêu chuẩn cho 1000m2 

  • phân hoá học = 80 - 100 kg 
  • hữu cơ & vi sinh = 300 - 500 kg
  • hoạt chất xử lý đất =  50kg

giai đoạn chăm bón 

bón lót 

giai đoạn 1 ( trước khi gieo trồng )

  • 20 kg lân
  • 50 kg voi hoặc phân vi sinh
  • 300kg phân hữu cơ vi sinh

giai đoạn 2 đẻ nhánh (cây được 15-20 ngày tuổi)

  • 20 kg Phân DAP (tiêu xanh)
  • 10 kg đạm (URÊ)
  • 100kg phân hữu cơ

giai đoạn ra trái 

  • kết hợp đạm(đạm 35% + lân 30% + kali 35% ) tổng 30kg 
  • 100 kg phân hữu cơ

bón thúc: sử dụng kết 3 nhóm vi sinh và phân chuồng + hoá học theo từng thời điểm khác nhau tưới nhỏ giọt liên tục cho cây.

nước: lượng nước cần thiết cho cây phụ thuộc vào từng giai đoạn cây càng lớn càng cần nhiều nước , đặc biệt giai đoạn cây ra trái .

  • tỉa cành lá 
  • Tỉa bỏ chồi yếu, bỏ lá chân, lá già và lá bị sâu bệnh cách ly khỏi ruộng sản xuất

5 / Sâu  Bệnh Hại 

  • (https://choviet.onl/?cmd=vg.cacbenhtrencay&id=33&cay=duachuot)

6/ Những vấn đề thường gặp trên cây dưa chuột

a. quả dưa bị đắng:

  • Nguyên nhân làm cho dưa chuột bị đắng thông thường là do quy trình chăm sóc và các điều kiện tự nhiên tác động. Dưa leo (dưa chuột) không đạt tiêu chuẩn hương vị có hai trường hợp, một là dưa bị đắng chát cả trái, hai là trái thường bị đắng ở phần cuống phần còn lại thì vẫn giữ được độ giòn ngọt. Điều này khiến các thành phần dinh dưỡng trong trái dưa leo bị biến chất trở nên độc hại.
  • Các nguyên nhân chính:
    • Nhiệt độ & độ ẩm:

      • Cây dưa leo thường thích nghi với điều kiện thời tiết mát mẻ và một chút ẩm ướt. Nếu trồng ở nhiệt độ quá cao, thời tiết nắng nóng, đất khô cằn, điều này gây ra tình trạng quả bị teo và  thiếu dinh dưỡng để cung cấp nuôi trái.

      • Nếu gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp thì bộ rễ dưa chuột bị tổn thương, sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng, phát triển của quả dưa bị chậm lại, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống quả dưa tích tụ càng nhiều và sẽ tạo ra chất gây vị đắng khiến quả dưa trở nên đắng.

    • Nước: Lượng nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây dưa leo. Dưa leo cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được tình trạng ngập úng vì vậy cần phải chú ý đến lượng nước tưới cho cây trồng. Dưa chuột trồng thường bị đắng là do thiếu nước hoặc do đất khô hạn khiến trái bị đắng.

    • Phân bón: Một yếu tố nữa có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa chuột là ở quá trình bón phân, việc bón quá nhiều đạm hay kali sẽ khiến cây thân cây mọc quá cao, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.

  • Biện pháp khắc phục dưa chuột bị đắng

    • Bổ sung các loại phân hữu cơ như phân chuồng, các loại phân xanh từ rơm rạ, cỏ khô,… để giữ ẩm cho đất.
    • Luôn đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Đặc biệt thời điểm cây ra hoa và kết trái cần phải tưới nước đều đặn, luôn giữ đất phải đủ độ ẩm, nhưng không được để đất bị ngập nước.
    • Dưa leo trồng phải được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 24 – 30°C, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn, vị ngọt giòn.
    • Giai đoạn trái dưa chuột phát triển nên hạn chế bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm, tùy theo quy mô và số lượng cây trồng để bón phân phù hợp, tỷ lệ lượng phân bón N:P:K lần lượt là 5:2:6.
    • Mật độ cây trồng nên có khoảng cách hợp lý giữa các cây, nếu cây trồng quá sát nhau. Khi cây bắt đầu có trái nhỏ, bạn tỉa bớt các nhánh phụ, cành lá xung quanh để quả dễ dàng phát triển tốt.

b. Dưa Chuột không cho trái đạt năng suất 

 Do điều kiện công nghệ phát triển nên các giống dưa chuột hiện nay đều là loài đơn tính , vì vậy việc trông chờ thụ phấn là điều không cần thiết 

 Trường hợp 1: ra nhiều hoa nhưng không có hoa cái hoặc rất ít :

  • Do quá trình chăm bón khiến cây hấp thụ thừa dưỡng chất như đạm 
  • hoặc do điều kiện bóng râm và độ ẩm cao khiến cây phát triển không đồng bộ 

Trường hợp 2 : hoa cái không đậu quả

  • do quá trình chăm bón khiến cây không hấp thụ đủ dưỡng chất nên cây không đủ khả năng đậu quả
  • do điều kiện thời tiết nắng nhiều hay mưa nhiều cũng gây ra tình trạng không thể đậu quả 

⇒ tóm lại để đảm bảo được năng suất  cây dưa cần đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho cây phát triển theo đúng giai đoạn